Thứ sáu 25/04/2025 10:16

Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư năm 2024; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại hội nghị.

Sáng ngày 6/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư Thừa Thiên Huế năm 2024 (Ảnh: VT)

Theo Quy hoạch của Chính phủ, đến 2025 đô thị Huế là đô thị loại I, thành phố trực thuộc Trung ương có yếu tố đặc thù. Đây là đô thị phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế, đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Huế sẽ là cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung về kinh tế biển, kinh tế du lịch, trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao…

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; là thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2065, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố festival nằm trong nhóm dẫn đầu của hệ thống đô thị Việt Nam, phát triển mạnh về văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, hướng đến hội nhập với các đô thị nổi bật tầm cỡ châu Á và thế giới. Thừa Thiên Huế sẽ có trình độ phát triển kinh tế cao trên cơ sở hệ thống hạ tầng giao thông liên hoàn, kết nối thuận lợi với quốc tế bằng đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt tốc độ cao; có nền sản xuất phát triển, hệ thống dịch vụ và logistics hiệu quả.

Đô thị Huế nhìn từ trên cao (Ảnh: VT)

Đô thị Thừa Thiên Huế phát triển theo mô hình "Chuỗi đô thị theo hành lang kinh tế, hành lang giao thông kết hợp với các trung tâm động lực". Các đô thị được phát triển đồng bộ, có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận. Cấu trúc không gian đô thị Thừa Thiên Huế gồm "Một hệ thống di sản đồng bộ, hai không gian sinh thái cảnh quan, ba hành lang kinh tế, ba trọng điểm phát triển đô thị và bốn phân vùng quản lý phát triển".

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các ý kiến góp ý quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các hiệp hội, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành việc lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 tại Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 26/01/2024.

Hai Quy hoạch này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh; từng bước tháo gỡ những “điểm nghẽn”, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng