Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công tác xây dựng pháp luật phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng: Tạo cơ hội cho doanh nghiệp, "không để doanh nghiệp đến xin, đến kêu thì mới làm" Thủ tướng: Tập trung cụ thể hóa quy định các luật về đất đai, bất động sản, tín dụng, nhà ở

Ngày 25/3, Chính phủ tổ chức Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024. Tham dự phiên họp có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Hoàn thiện pháp luật nhằm nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ

Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về: Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi); Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An.

Đối với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (sửa đổi), Chính phủ thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Luật; việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài vào Luật; giải pháp, thiết kế phòng cháy, chữa cháy đối với công trình cải tạo; trách nhiệm thẩm tra, thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy…

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính
Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, các thành viên Chính phủ thảo luận làm rõ về sự cần thiết về xây dựng luật; mối quan hệ, tính đồng bộ giữa luật với các luật khác liên quan công tác quy hoạch; phân tích, làm rõ nội hàm chính sách về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, tính chất, vai trò của các loại quy hoạch đô thị và nông thôn trong hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; phân loại đô thị gắn với quy mô, tính chất đô thị; mở rộng đối tượng lập quy hoạch không gian ngầm; phân cấp, phân quyền trong quy hoạch đô thị và nông thôn…

Về Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Chính phủ thảo luận sâu về các vấn đề còn ý kiến khác nhau như phạm vi điều chỉnh đối với quản lý hoạt động chế biến khoáng sản; phân cấp, phân quyền quản lý khoáng sản; phân nhóm khoáng sản và phân cấp trong cấp phép khai thác khoáng sản; quy định về việc Nhà nước đầu tư khai thác các khoáng sản chiến lược, quan trọng, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn; về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản… nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước; xóa bỏ cơ chế "xin – cho", chống tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, khai thác khoáng sản.

Đối với đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp, các đại biểu cho rằng việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết là hết sức cần thiết, nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước.

Các thành viên Chính phủ cho rằng Nghị quyết cần quy định cụ thể các tiêu chí để lựa chọn các Phòng Tư pháp tham gia thí điểm; trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị phối hợp tra cứu xác minh thông tin để cấp phiếu lý lịch tư pháp; về việc thu, sử dụng phí giải quyết thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp; về phạm vi cấp phiếu…

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), các thành viên Chính phủ cho rằng, việc sửa đổi Luật nêu trên là hết sức cần thiết, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua.

Trong đó, Chính phủ đã tập trung thảo luận về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; việc sắp xếp, cơ cấu lại vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; quy định về cơ quan, người đại diện chủ sở hữu vốn; công tác quản trị doanh nghiệp…

Đảm bảo tính đồng bộ, khai thác tối đa nguồn lực đất nước

Cho ý kiến về Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn do Bộ Xây dựng chủ trì, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự án Luật, trình Chính phủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng cho biết, Thường trực Chính phủ đã cho ý kiến về dự án Luật này. Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, cơ bản tiếp thu ý kiến của Thường trực Chính phủ, các Thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, để hoàn thiện thêm, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ tại phiên họp này. Trong đó rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng, các lĩnh vực khác liên quan đến đô thị, nông thôn, tránh chồng chéo, trùng lặp trong quản lý, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Làm rõ nội hàm chính sách về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, tính chất, vai trò của các loại quy hoạch đô thị và nông thôn trong hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tuân thủ về thứ bậc, tinh gọn tối đa về loại quy hoạch để tránh chồng chéo về nội dung giữa các quy hoạch; thời hạn lập quy hoạch cần phù hợp với thời kỳ và tầm nhìn quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Rà soát các khái niệm, các loại quy hoạch để thống nhất với Luật Quy hoạch; phân loại đô thị gắn với quy mô, tính chất đô thị; nghiên cứu mở rộng đối tượng lập quy hoạch không gian ngầm để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng không gian, gắn kết đồng bộ không gian xây dựng trên và dưới mặt đất, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, phát huy vai trò, trách nhiệm của địa phương gắn với tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực; phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng; giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch.

Có cơ chế huy động các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, không tạo gánh nặng cho ngân sách; đồng thời nghiên cứu cơ chế để kiểm soát triển khai các nguồn lực, bảo đảm minh bạch, hiệu quả, chất lượng quy hoạch.

Về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng đề nghị Bộ ài nguyên và Môi trường nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ về phạm vi điều chỉnh đối với quản lý hoạt động chế biến khoáng sản; Phân nhóm khoáng sản và phân cấp trong cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó phân cấp cho địa phương về việc quản lý, cấp phép đối với khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thương gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, tránh việc lợi dụng quy định thông thoáng để vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản; Làm rõ tiêu chí các loại khoáng sản do Nhà nước đầu tư, nguồn ngân sách chi thường xuyên và thời điểm tích hợp các quy hoạch để bảo đảm tính khả thi.

Nhất là đối với các quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản Thủ tướng yêu cầu, làm rõ các căn cứ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng bộ với quy định pháp luật về thuế tài nguyên và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, bảo đảm ổn định nguồn thu của ngân sách; đồng thời bảo đảm quy trình đấu giá khoáng sản minh bạch trên cơ sở các quy hoạch về khoáng sản, phù hợp với Luật Đấu giá tài sản.

Thủ tướng: Các dự án luật phải xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, Thủ tướng yêu yêu cầu các thành viên Chính phủ, nhất là các bộ, ngành chủ trì xây dựng, rà soát lại nội dung các dự thảo luật, nghị quyết nhằm bảo đảm tính phù hợp và thể chế hóa tối đa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề liên quan; tính đồng bộ, phù hợp giữa các luật, nghị quyết với các luật, quy định đã ban hành, tránh xung đột, mâu thuẫn. Đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác tối đa nguồn lực của đất nước; tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

"Các bộ, ngành phải làm rõ, tại các dự án luật, nhất là các luật sửa đổi, nội dung nào cần giữ lại, nội dung nào là mới, nội dung nào cần hoàn thiện, nội dung nào phải bãi bỏ. Các dự án luật phải được xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giảm các thủ tục hành chính", Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đối tượng có tác động; đặc biệt phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội trong quá trình xây dựng luật, nghị quyết.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi của mọi người dân, đồng thời phân tích, giải thích để người dân hiểu sâu sắc các nội dung liên quan để đóng góp hoàn thiện pháp luật và đồng thuận thực hiện khi luật đi vào cuộc sống…

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Xem thêm