Thứ sáu 29/11/2024 03:36

Thu ngân sách 4 tháng ước đạt 645 nghìn tỷ đồng

Trong 4 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán và bằng 95% so cùng kỳ năm 2022.
Tổng thu NSNN thực hiện tháng 4 ước đạt 139,1 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ST

Số thu hàng tháng có xu hướng giảm

Tổng thu thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 4/2023 ước đạt 139,1 nghìn tỷ đồng, bằng 8,6% dự toán (thực hiện thu NSNN tháng 1 đạt 14,7% dự toán; tháng 2 đạt 7,7%; tháng 3 đạt 8,9%). Kết quả này bằng 82,4% mức thu bình quân quý 1/2023 (thấp hơn khoảng 29,7 nghìn tỷ đồng).

Trong đó, thu nội địa ước đạt 113 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5% dự toán, bằng 79,6% mức thu bình quân quý 1/2023 (giảm gần 29 nghìn tỷ đồng), chủ yếu do trong tháng 1 đã tập trung thu vào ngân sách thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận còn lại phát sinh quý 4/2022 và phần chênh lệch còn phải nộp theo quyết toán thuế năm 2022.

Thu từ dầu thô trong tháng 4 ước đạt 5,5 nghìn tỷ đồng; giá dầu thanh toán bình quân trong tháng khoảng 86,4 USD/thùng, tăng 16,4 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng dầu trong tháng ước đạt 0,7 triệu tấn.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 20,6 nghìn tỷ đồng trên cơ sở tổng số thu thuế đạt 30,4 nghìn tỷ đồng, bằng 7,15% dự toán, bằng 98,9% mức thu bình quân quý I; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ trong tháng khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, thu NSNN ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, bằng 95% so với cùng kỳ năm 2022 (thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 42,9% dự toán; thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 36,3% dự toán).

Trong đó, thu nội địa ước đạt 538,8 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% dự toán, bằng 98% so cùng kỳ năm 2022. Theo Bộ Tài chính, mặc dù số thu nội địa 4 tháng đầu năm đạt khá so với dự toán, nhưng số thu hàng tháng có xu hướng giảm (thu tháng 1 đạt 16,1%; tháng 2 đạt 7,1%; tháng 3 đạt 8,6%; ước thực hiện tháng 4 đạt 8,5% dự toán). Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước thì số thu nội địa bằng khoảng 88,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 4 tháng năm 2023, thu từ dầu thô ước đạt 21,9 nghìn tỷ đồng, bằng 52,2% dự toán, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2022. Giá dầu thanh toán bình quân 4 tháng đạt khoảng 87 USD/thùng (tăng 17 USD/thùng so giá dự toán, giảm 9,1% so cùng kỳ); sản lượng dầu thô thanh toán đạt khoảng 2,8 triệu tấn, bằng 35,3% kế hoạch.

Đồng thời, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt gần 84,7 nghìn tỷ đồng, bằng 35,4% dự toán, giảm 19,9% so cùng kỳ năm 2022, trên cơ sở: tổng số thu thuế ước đạt 122,7 nghìn tỷ đồng, bằng 28,9% dự toán, giảm 18,1% so cùng kỳ; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 38 nghìn tỷ đồng, bằng 20,4% dự toán.

Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4 tiếp tục giảm sút; luỹ kế kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá có thuế tính đến ngày 15/4/2023 đạt khoảng 35,4 tỷ USD, giảm 17,3% so cùng kỳ năm 2022, trong đó các mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách giảm mạnh so cùng kỳ như: các mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất (than, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô…); xăng dầu nhập khẩu;...

Chi ngân sách 4 tháng đạt 500 nghìn tỷ đồng

Bộ Tài chính cho biết, luỹ kế chi ngân sách 4 tháng đạt 500,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 110,6 nghìn tỷ đồng, bằng 15,2% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 15,6% so cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Chi trả nợ lãi ước đạt gần 34 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán, giảm 3,3%; chi thường xuyên ước đạt 355,4 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán, tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2022.

Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.

Bộ Tài chính cho biết, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng bổ sung cho các địa phương gần 500 tỷ đồng kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.

Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 18,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.

Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã giao khoảng 707 nghìn tỷ đồng (không bao gồm 6.753 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển cấp bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng NN&PTNT).

Bên cạnh đó, tổng hợp đến thời điểm báo cáo, các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương tăng thêm (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…) khoảng 47,52 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 50/52 bộ, cơ quan trung ương (chưa nhận được báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) và 63/63 địa phương.

Trong đó, tổng số kế hoạch vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết là 689,1 nghìn tỷ đồng, đạt 97,46% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết là 65,48 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,26% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

haiquanonline.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ngân sách nhà nước

Tin cùng chuyên mục

MB cùng KiotViet đem lại giải pháp tài chính toàn diện tiếp sức cho hộ kinh doanh mùa Tết 2025

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ‘nóng’

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn