Thứ sáu 08/11/2024 01:37

Thu hút đầu tư Đà Nẵng: Vì sao “chim sẻ” nhiều hơn “đại bàng”?

Trong khu công nghiệp giá thuê đất cao, quỹ đất hạn chế; ngoài khu công nghiệp vướng thủ tục là lý do thành phố Đà Nẵng chưa thu hút được “đại bàng” đầu tư.

Sẽ có chính sách ưu đãi về giá đất để thu hút “đại bàng” đầu tư

Tại buổi họp báo thông tin về “Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022”, trả lời báo chí về vấn đề thu hút đầu tư Đà Nẵng hiện nay chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng cho rằng việc này liên quan trực tiếp đến quỹ đất tại thành phố hạn chế.

Thành phố Đà Nẵng chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn do quỹ đất hạn chế, giá thuê đất trong khu công nghiệp cao. Ảnh sản xuất trong nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine

Theo bà Phương, tại các khu công nghiệp Đà Nẵng so với các địa phương lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi thì giá thuê đất cao hơn, trong khi đó quỹ đất lại hạn chế hơn. Điều này là một nguyên nhân lớn làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, quỹ đất ngoài khu công nghiệp tuy còn nhiều nhưng thủ tục liên quan đến đấu giá, đấu thầu lại nhiều vướng mắc giữa thực tế với quy định của luật pháp. Do đó việc triển khai các thủ tục liên quan đến các dự án này chậm so với tiến độ, kế hoạch đặt ra.

Ngoài ra, trong 2 năm qua (2019 - 2021), thành phố Đà Nẵng đã làm điều chỉnh Quy hoạch chung; đang thực hiện điều chỉnh Quy hoạch phân khu, thành phố đang xúc tiến nhiều dự án lớn, tầm cỡ nhưng chưa thể triển khai ngay do phải chờ quy hoạch phân khu được phế duyệt, công bố chính thức.

Để thu hút các nhà đầu tư lớn, các “đại bàng” đến “làm tổ”, thành phố Đà Nẵng đang có kế hoạch mở rộng thêm các khu công nghiệp mới; khu công nghệ cao sẽ được bố trí phân khu hợp lý, có thêm khu công nghiệp phụ trợ để nhà đầu tư tiếp cận đất đai.

“Thành phố Đà Nẵng kỳ vọng từ năm 2022 trở đi sẽ có những dự án thực sự tầm cỡ, lớn mang tầm cả nước nhưng khác so với các địa phương khác đó là trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất”, bà Phương nói.

Bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng

Ông Trần Quốc Hùng - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Đà Nẵng cho biết, dự kiến, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022, Sở Tài nguyên & Môi trường tham mưu UBND thành phố sẽ công bố 34 khu đất thành phố để kêu gọi xúc tiến đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố.

Thông tin thêm về vấn đề giá đất và quỹ đất cho phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng – ông Hồ Kỳ Minh cho biết, thành phố Đà Nẵng đang thực hiện các thủ tục và sớm hoàn thành, có thể công bố trong sự kiện “Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022” sắp tới một số chính sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư về giá đất.

Liên quan đến giá thuê đất các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố Đà Nẵng đã trình, hội đồng thẩm định giá thành phố đã họp, cho ý kiến bước đầu. Trên cơ sở quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn về thu hút doanh nghiệp vào trong khu công nghiệp, thành phố sẽ đề xuất chính sách giá thuê đất tại khu công nghiệp phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp. Dự kiến trong quý III/2022, thành phố Đà Nẵng sẽ hoàn thành và công bố được giá thuê đất trong khu công nghiệp.

Nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm đến thành phố Đà Nẵng

Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng, trước đây là Toạ đàm mùa Xuân được tổ chức lần đầu năm 2016, và duy trì đều đặn đến năm 2019, bị gián đoạn 2 năm do dịch Covid-19.

Theo bà Huỳnh Liên Phương, các dự án cấp giấy phép đầu tư tại Toạ đàm mùa Xuân năm 2019 đều đã triển khai, đặc biệt là các dự án trong khu công nghiệp. Nhiều dự án trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao tăng vốn, mở rộng sản xuất. Các dự án trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã đóng góp lớn cho ngân sách thành phố, tạo sự thúc đẩy cho công nghiệp Đà Nẵng.

Đối với các dự án bên ngoài khu công nghiệp, có một số dự án đang triển khai như tổ hợp pháo hoa đang giải quyết thủ tục đầu tư; dự án không gian sáng tạo ở Hoà Xuân đang làm thủ tục, dự kiến trong năm 2022 tổ chức đấu giá để đầu tư; dự án Cảng Liên Chiểu đã có thể công bố được thời gian buổi đấu thầu cho phần hạ tầng dùng chung….

Thành phố Đà Nẵng kỳ vọng từ năm 2022 trở đi sẽ có những dự án thực sự tầm cỡ, lớn mang tầm cả nước

Bà Phương cho biết thêm, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 2 năm qua, rất nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm đến thành phố Đà Nẵng. Các nhà đầu tư nước ngoài do dịch bệnh chưa đến được, tuy nhiên, từ tháng 12/2021 đến nay, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, thành phố Đà Nẵng nhận được nhiều tín hiệu, đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài. Đến thời điểm hiện tại đã có nhiều nhà đầu tư đến thành phố Đà Nẵng. Trong đó, thành phố vẫn tập trung vào thu hút đầu tư thuộc 3 trụ cột gồm kinh tế biển, công nghệ cao, du lịch dịch vụ; và 5 lĩnh vực then chốt.

Bên cạnh đó, hiện nay các dự án hạ tầng như cảng biển, sân bay, trung tâm logistics đang được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. "Trong Diễn đàn Đầu tư năm 2022, thành phố Đà Nẵng sẽ công bố các dự án lớn có tính chiến lược, các dự án trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố; các dự án tập trung ở các lĩnh vực hạ tầng, thương mại, dự án liên quan đến chất lượng cuộc sống như trường học, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế", bà Phương thông tin.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển