Thông tư mới của Bộ Giao thông vận tải "làm khó" các trung tâm đào tạo lái xe
Theo Thông tư 04/2022/TT-BGTVT củaBộ Giao thông vận tải: từ 1/1/2023 các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải trang bị và sử dụng cabin điện tử để người học được tiếp cận như cabin trong xe ô tô thật, cũng là để nâng cao chất lượng trong đào tạo, sát hạch lái xe. Hạn định cận kề mà nhiều cơ sở đào tạo vẫn chưa triển khai do chi phí lắp đặt cao và chưa có đơn vị cung ứng cabin điện tử hợp quy.
Theo Thông tư 04/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: từ 1/1/2023 các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải trang bị và sử dụng cabin điện tử để người học được tiếp cận như cabin trong xe ô tô thật, cũng là để nâng cao chất lượng trong đào tạo, sát hạch lái xe. Hạn định cận kề mà nhiều cơ sở đào tạo vẫn chưa triển khai do chi phí lắp đặt cao và chưa có đơn vị cung ứng cabin điện tử hợp quy.
This browser does not support the video element.
Với mỗi cabin điện tử như thế này các trung tâm đào tạo phải bỏ ra từ 400-500 triệu để đầu tư. Số lượng cabin được đầu tư lắp đặt tương xứng với số lưu lượng học viên theo học tại các trung tâm này.
Với 1.000 đến 1.500 học viên, trường trung cấp giao thông Tiến Bộ phải đầu tư 8-10 cabin điện tử theo Thông tư 04/2022 của Bộ Giao thông vận tải. Đến nay, trường chỉ mới lắp đặt thử nghiệm 1 cabin duy nhất do ….chưa có nguồn cung cấp hợp quy chuẩn, trong khi chi phí đầu tư 1 cabin điện tử khá lớn.
Bà TRẦN THỊ BÍCH THẢO, Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp Giao thông Tiến Bộ: “Chúng tôi cũng muốn nhập cabin điện tử về nhưng vấn đề hiện tại là chưa có một đơn vị nào được chỉ định là cung cấp thiết bị và gần như là để giấy phép có thể hoạt động đối với cabin này thì cũng chưa đơn vị nào có.”
Hầu hết cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh cũng trong tình cảnh tự: chỉ mới lắp đặt từ 1 đến 2 cabin điện tử hoặc chưa lắp đặt. Nhiều ý kiến cho rằng nên có lộ trình thử nghiệm ở những cơ sở đào tạo công lập, trước khi triển khai đại trà.
Bà HUỲNH THỊ THU HỒNG, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Hoàng Gia: “Có thể cho những đơn vị Nhà nước để họ đưa vào vận hành trước, thử nghiệm trước để trong quá trình vận hành có trục trặc hoặc có gì sai sót, mình có thể mình sửa chữa thì lúc đó mình sẽ cho tất cả các cơ sở đào tạo đưa vào vận hành chung thì sẽ đỡ lãng phí.”
Cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất lùi thời gian đào tạo học viên trên cabin điện tử. Tuy nhiên Bộ Giao thông vận tải vẫn giữ lộ trình đào tạo này từ 1/1/2023, bởi trước đó thông tư 04/2022 đã cho lùi thời gian trang bị và sử dụng cabin điện tử đến trước ngày 31/12/2022 thay vì phải áp dụng từ 1/7/2022.
Ông TRẦN VĂN HÙNG, Phó trưởng phòng Quản lý sát hạch và Cấp giấy phép lái xe, Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh: “Sở dự kiến là sẽ có văn bản nhắc nhở và đôn đốc các đơn vị để thực hiện đúng tiến độ theo Thông tư 04 của Bộ yêu cầu.”
Theo chương trình đạo tạo mới, học viên có tối thiểu 4 giờ thực hành làm quen với các loại địa hình và phải có đủ thời gian thực hành trên cabin điện tử cùng số km thực hành trên đường mới được thi sát hạch lái xe. Những quy định theo Thông tư số 04/2022 của Bộ Giao thông vận tải nhằm nâng cao hơn nữa kỹ năng và phản xạ cho ngưởi học với các địa hình, cung đường, thời tiết, tình huống giao thông khác nhau.