Thông qua sáp nhập cấp huyện, xã tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh.
Hà Nội xem xét về quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức Hà Nội: Chuyển đổi số là cuộc cách mạng trong nhận thức, tư duy, văn hóa và cấu trúc xã hội TP. Hà Nội: Sắp xếp, kiện toàn chức năng thủ tục hành chính của một số sở, ban, ngành

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, An Giang sắp xếp 2 đơn vị cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp, giảm 1 đơn vị cấp xã; Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị cấp xã để hình thành 2 đơn vị cấp xã mới; sau sắp xếp giảm 2 đơn vị cấp xã.

Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng 1 huyện (thị xã Kim Bảng) và sắp xếp 29 đơn vị cấp xã để hình thành 18 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp, giữ nguyên số lượng đơn vị cấp huyện, giảm 11 đơn vị cấp xã.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị cấp xã để hình thành 56 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp, giảm 53 đơn vị cấp xã.

Hà Tĩnh sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.

TP. Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường.

Phú Thọ sắp xếp 31 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị cấp xã.

Quảng Ngãi sắp xếp 9 đơn vị cấp xã để hình thành 6 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 3 đơn vị cấp xã.

Quảng Trị sắp xếp 13 đơn vị cấp xã để hình thành 7 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 6 đơn vị cấp xã.

Sơn La thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị cấp xã để hình thành 26 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị cấp huyện và giảm 4 đơn vị cấp xã.

Trà Vinh sắp xếp 3 phường để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 2 phường.

Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị cấp xã.

“Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 6 đơn vị cấp huyện và 361 đơn vị cấp xã để hình thành 5 đơn vị cấp huyện và 200 đơn vị cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, giảm 1 đơn vị cấp huyện và 161 đơn vị cấp xã” - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói và cho hay, sau sáp nhập, về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư ở cấp huyện là 136 người, cấp xã 3.342 người. Các địa phương đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết với số dôi dư này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Hồ sơ Đề án và trình tự, thủ tục thực hiện sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 địa phương đã thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thẩm tra vấn đề trên, ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho hay, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố như Chính phủ trình và thấy rằng, cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của 12 tỉnh, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc quán triệt và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.

"Các Đề án được Chính phủ chuẩn bị nghiêm túc, công phu, cơ bản bảo đảm chất lượng, đầy đủ thành phần hồ sơ, tài liệu và nội dung theo quy định" - ông Tùng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, phương án giải quyết trụ sở, tài sản công tại các đơn vị hành thực hiện sắp xếp của 12 tỉnh, thành phố như đã nêu trong các Đề án của Chính phủ.

Ông Tùng cũng đánh giá, về cơ bản, các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp đều được Chính phủ, chính quyền địa phương cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để xây dựng phương án sắp xếp hoặc có giải trình cụ thể, qua đó đã đề xuất thực hiện sắp xếp đối với một số lượng lớn các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025, kết hợp với việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính khác trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại phiên họp, với 100% thành viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua phương án sáp nhập cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố. Thời điểm có hiệu lực thi hành của các nghị quyết là từ ngày 1/1/2025. Còn riêng đối với nghị quyết của tỉnh Sơn La từ ngày 1/2/2025.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Xem thêm