Thứ hai 25/11/2024 12:17

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ngân thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về việc xây dựng và triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%.

This browser does not support the video element.

Chiều 25/5, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Đánh giá cao kết quả giám sát của Đoàn giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 43, được phản ánh qua một báo cáo thể hiện công phu, toàn diện, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về kết quả giám sát của Đoàn giám sát, đặc biệt trong việc xây dựng và triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bối cảnh thực hiện Nghị quyết 43 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước rất phức tạp, rất khó lường và chưa từng có tiền lệ. Chưa kể đến ngay sau khi Nghị quyết 43 ra đời thì cuộc chiến giữa Nga - Ukraine chính sách tiền tệ thắt chặt của các nước nhanh và mạnh cũng như những vấn đề khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, sự cố của Ngân hàng SCB...

Là thành viên Chính phủ, bà Hồng chia sẻ, đã chứng kiến sự quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên rất quyết liệt để cố gắng thực hiện các chương trình để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

“Thực tế là chưa có một chương trình nào Ngân hàng Nhà nước dành nhiều thời gian và công sức để tổ chức triển khai như vậy, Thủ tướng cũng như Phó Thủ tướng cũng rất sát sao và trực tiếp chỉ đạo tại các hội nghị” - bà Hồng nói.

Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức nhiều hội nghị và yêu cầu là chi nhánh tỉnh, thành phố thì cũng triển khai đến tất cả các địa phương và các bộ, các ngành cũng tham gia rất chặt chẽ trong quá trình xây dựng Nghị định cũng như tham gia các tổ khảo sát thực tiễn ở các địa phương nhưng tại sao kết quả của chương trình này lại thấp?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu, chúng tôi cũng xác định ngay từ đầu chương trình này là một trong những chương trình trong Nghị quyết 43, ngay từ đầu thì chính sách này đã xác định chỉ là một chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng phục hồi, tức là có khả năng trả nợ vay, chứ đây không phải là một chính sách để giải quyết cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế còn khó khăn, kể cả những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn.

Bởi vì vốn cho vay của chương trình này là vốn do các tổ chức tín dụng huy động được của người dân, chỉ có phần hỗ trợ lãi suất 2% thì nguồn từ ngân sách nhà nước. Cho nên, các tổ chức tín dụng vẫn phải thực hiện việc cho vay theo các quy định của pháp luật hiện hành và phải đảm bảo được khả năng thu hồi được nợ.

Bởi vậy, giải ngân nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào quyết định của doanh nghiệp cũng như của các tổ chức tín dụng. Trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đã đầy đủ, chi tiết rất nhiều những khó khăn, hạn chế.

Tuy nhiên, bà Hồng chú ý đến một số nhận định trong Báo cáo Đoàn giám sát có đánh giá thêm một số nguyên nhân như công tác truyền thông chưa sâu rộng đến từng khách hàng đủ điều kiện để hỗ trợ lãi suất. Báo cáo có trích dẫn kết quả khảo sát doanh nghiệp của VCCI cho thấy, chỉ có 29,5% doanh nghiệp biết tới chính sách này.

Vẫn theo Thống đốc Ngân hàng nhà nước, trong bối cảnh phức tạp, chưa từng có tiền lệ thì các chính sách có thể chưa sát với thực tiễn là điều dễ hiểu, nhưng quan trọng là qua đây chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm về cách thức hỗ trợ có doanh nghiệp và người dân.

“Chính sách không phải vì được hỗ trợ lãi suất 2% mà doanh nghiệp mới đi vay, mà quyết định của doanh nghiệp vay để làm gì và có khả năng trả nợ nay không” - Thống đốc Ngân hàng nhà nước nhấn mạnh.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay