Thứ sáu 13/12/2024 01:48

Thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR: ‘Gieo mầm’ hợp tác toàn cầu

Hiệp định EU-MERCOSUR không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn mang tính biểu tượng về sự hợp tác giữa Bắc và Nam bán cầu.

Trang Gisreportsonline vừa có bài viết về việc Liên minh châu Âu (EU) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong hơn 2 thập kỷ và hai bên có thể sớm đồng ý thông qua FTA này dù còn nhiều trở ngại.

Mở rộng cánh cửa hợp tác

Theo đó, các cuộc đàm phán FTA giữa EU và MERCOSUR đã diễn ra kể từ năm 1999, việc thực hiện bản dự thảo thỏa thuận được ký năm 2019, tuy nhiên đến nay vẫn bị đình trệ.

Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay thành lập MERCOSUR vào năm 1991 thông qua Hiệp ước Asuncion, với mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do và lưu thông hàng hóa, con người và vốn giữa các quốc gia thành viên. Sáng kiến này được đưa ra sau các quá trình tái dân chủ hóa ở Nam Mỹ và được coi là cách để tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị trong khu vực.

Năm 2024, Thượng viện Bolivia bỏ phiếu thông qua nghị định thư để quốc gia này trở thành thành viên (Venezuela cũng là thành viên chính thức, nhưng bị đình chỉ kể từ tháng 12/2016).

Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, MERCOSUR đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm thuế quan và thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các quốc gia thành viên.

MERCOSUR là một thành tựu lịch sử trong khu vực và là một trong những cột mốc quan trọng đối với hội nhập kinh tế Mỹ Latinh. Ảnh: Rio Times

Mặc dù MERCOSUR đã ký nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia như Ai Cập, Ấn Độ và Israel, nhưng họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận tự do thương mại với các nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và EU.

Các cuộc đàm phán hiệp định thương mại giữa MERCOSUR và EU bắt đầu vào năm 1999, là một trong những cuộc đàm phán kéo dài nhất trong lịch sử gần đây. Mục tiêu là tạo ra một hiệp định thương mại tự do toàn diện, không chỉ bao gồm hàng hóa và dịch vụ, mà còn cả đầu tư, mua sắm công và quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai bên đều thấy những lợi ích tiềm năng.

Đối với MERCOSUR là tăng cường khả năng tiếp cận thị trường tiêu dùng lớn và công nghệ tiên tiến của EU, còn đối với EU là mở rộng cơ hội tại các nền kinh tế đang phát triển Nam Mỹ. Ở các nước Mercosur, một FTA với EU có thể mang lại lợi ích kinh tế hữu hình và khuyến khích hội nhập kinh tế và chính trị hơn nữa, củng cố vị thế của Mỹ Latinh trong các vấn đề toàn cầu.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán gặp khó khăn do sự phản đối của nông dân châu Âu vốn lo ngại với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Mỹ Latinh, hay những lo ngại về môi trường…. Trong khi ở Nam Mỹ, có những quan ngại về tác động của thỏa thuận này đối với các ngành công nghiệp địa phương và FTA này khó có thể nhận được sự ủng hộ từ những người hoài nghi thương mại tự do.

Do buộc phải tìm kiếm những khu vực khác để theo đuổi hiệp định thương mại tự do, EU đã ký các hiệp định chính thức với hai nhóm Mỹ Latinh là Diễn đàn Caribe (Cariforum) và Hiệp hội Trung Mỹ, một hiệp định thương mại đa phương với 3 thành viên của Cộng đồng Andean (Colombia, Ecuador và Peru) và các thỏa thuận song phương với Chile và Mexico.

Nếu được phê chuẩn, thỏa thuận EU-MERCOSUR sẽ tạo ra một thị trường với hơn 750 triệu người tiêu dùng - gần 10% dân số thế giới - và gần 20% GDP thế giới. Về mặt dân số, đây cũng là thỏa thuận thương mại lớn nhất mà cả EU và MERCOSUR đạt được.

Cụ thể, FTA này xóa bỏ thuế quan đối với hơn 90% hàng xuất khẩu của MERCOSUR sang EU, cho phép tăng cường tiếp cận thị trường châu Âu đối với các mặt hàng nông sản của MERCOSUR như thịt bò, gia cầm, đường và ethanol, đồng thời mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất EU muốn tăng xuất khẩu với việc cắt giảm thuế đối với ô tô, phụ tùng ô tô, hóa chất, máy móc và hàng dệt may. Theo Ủy ban châu Âu (EC), FTA này có thể giúp tiết kiệm 4,5 tỷ Euro tiền thuế hàng năm.

Thỏa thuận nhiều tiềm năng

Tổng thống Brazil Lula và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen gặp nhau tại Liên Hợp Quốc vào tháng 9 và cho biết, đã giải quyết được một số khác biệt trong các cuộc đàm phán giữa hai khối. Theo đó, phê chuẩn thỏa thuận dường như là kết cục có khả năng xảy ra nhất.

Thỏa thuận có thể được thông qua một phần nhờ thế đa số đủ điều kiện của ít nhất 15 quốc gia EU - sau đó cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn - có nghĩa là việc không có sự ủng hộ từ Pháp và Áo (nếu có) thì cũng không gây ra mối đe dọa. Trong khi đó, Tổng thống Paraguay Pena và thậm chí là Tổng thống Argentina Milei có thể bị thuyết phục ký kết thỏa thuận dựa vào các khả năng thương mại mà FTA này có thể mở ra.

Giới chuyên gia cho rằng, thỏa thuận thương mại EU-MERCOSUR có ý nghĩa quan trọng đối với địa chính trị toàn cầu. Thỏa thuận này có thể thúc đẩy dòng chảy thương mại, hội nhập kinh tế và quan hệ chính trị giữa châu Âu và Nam Mỹ, có khả năng dẫn đến tăng cường hợp tác trong các vấn đề toàn cầu khác.

Tuy nhiên, giới phân tích cho biết, vẫn có khả năng là thỏa thuận vẫn trong tình trạng bấp bênh.

Khi xét đến thời gian đàm phán 2 thập kỷ và sau đó là 5 năm không phê chuẩn, thì hiện trạng đó có thể tiếp diễn. Cũng có khả năng là tổng thống của các quốc gia thành viên MERCOSUR không đạt được quyết định nội bộ về thỏa thuận này, sao đó trì hoãn vấn đề cho đến khi có sự gắn kết tư tưởng lớn hơn trong nhóm.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: hợp tác thương mại

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 12/12/2024: Ukraine thay đổi quan điểm, sẵn sàng đàm phán với Nga

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Bản tin quân sự thế giới ngày 12/12/2024: Anh thử nghiệm vũ khí laser chống UAV mới

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/12: Nga thắng lớn ở Kursk; Ukraine tuyên bố không hạ tuổi nhập ngũ

Philippines gia hạn Quỹ tăng cường sức cạnh tranh ngành lúa gạo

Bản tin quân sự thế giới hôm nay ngày 11/12/2024: Mỹ chỉ ra cách có thể đánh chặn Oreshnik

Định hình lại thị trường để nâng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/12: Theo Pravda, 200 binh sĩ Ukraine tử trận ở Kursk; Kiev bắn trả máy bay Nga

Đại sứ Argentina tại Việt Nam: Argentina ủng hộ khởi động đàm phán Hiệp định MERCOSUR với Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út tổ chức tọa đàm doanh nghiệp và trưng bày sản phẩm xuất khẩu

Các tỉnh, thành phố nói gì về FTA Index?

Thương mại nông nghiệp Việt Nam - Vương quốc Anh còn nhiều dư địa tạo đột phá

FTA Index - động lực để Hà Nội thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/12/2024: Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ dành cho Ukraine?

Tỷ phú Jack Ma tái xuất, nhận định về tương lai AI

Ưu tiên nguồn lực hoàn thiện báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số FTA Index trình Chính phủ

Bản tin quân sự thế giới ngày 9/12/2024: Ukraine nhận lô F-16 thứ 2

Hội đàm công tác biên phòng giữa Hà Giang (Việt Nam) – Văn Sơn (Trung Quốc)

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/12/2024: Mỹ từ chối giúp Ukraine quay trở lại lãnh thổ năm 2022?