Thứ ba 26/11/2024 18:52

Thị trường hàng hoá tiếp tục khởi sắc, nhóm nông sản bật tăng mạnh mẽ

Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục khởi sắc trong tuần trước, qua chuỗi 6 ngày tăng liên tiếp với mức tăng lên tới 5,4% của chỉ số hàng hóa MXV-Index.

Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục khởi sắc trong tuần trước, thể hiện qua chuỗi 6 ngày tăng liên tiếp với mức tăng lên tới 5,4% của chỉ số hàng hóa MXV-Index, đạt mốc 2.668 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng tới 11% lên mức trung bình 3.800 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng tới 11% lên mức trung bình 3.800 tỷ đồng mỗi phiên. Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục khởi sắc trong tuần trước, thể hiện qua chuỗi 6 ngày tăng liên tiếp với mức tăng lên tới 5,4% của chỉ số hàng hóa MXV-Index, đạt mốc 2.668 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở cũng tăng tới 11% lên mức trung bình 3.800 tỷ đồng mỗi phiên.

MXV- Index và GTGD

Cả 4 nhóm hàng hoá nguyên liệu đang được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng đều đóng cửa tuần trong sắc xanh gần như tuyệt đối với duy nhất 1 mặt hàng giảm giá trên tổng số 31 mặt hàng. Trong đó, nhóm Nông sản có sức tăng mạnh nhất, dẫn dắt xu hướng thị trường. Kết thúc tuần, chỉ số MXV- Index Nông sản tăng vọt hơn 10%, lên 1.852 điểm.

Giá ngô tăng gần 10%

Khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 07, ngô đã bật tăng gần 10%, đóng cửa ở 620 cents/giạ. Đây là mức tăng hằng tuần lớn nhất kể từ sau khi xung đột quang khu vực biển Đen diễn ra. Lực mua nhìn chung đã chiếm thế áp đảo hoàn toàn trong tuần trước do những lo ngại về tình hình nguồn cung tại Mỹ và trên thế giới.

Tại Mỹ, các mô hình dự báo thời tiết cho thấy khô hạn sẽ tiếp tục tăng cường tại Midwest và Plains. Những cơn mưa ngắn ngủi vào đầu tuần trước là không đủ để xoa dịu những sức ép liên tục của nắng nóng đối với cây trồng. Đây cũng là thông tin đã gây ra sự lo ngại của thị trường đối với nguồn cung và hỗ trợ cho giá.

Tương tự ngô, lúa mì cũng đã hồi phục hơn 6% sau hai tuần liên tiếp suy yếu. Thông tin tiêu cực về vụ mùa Mỹ cũng là nguyên nhân chính khiến cho phe mua áp đảo thị trường trong tuần trước. Hội đồng Chất lượng Lúa mì (WQC) đã đánh giá năng suất lúa mì đạt 49,1 giạ/mẫu và thấp hơn mức 51 giạ/mẫu dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong Báo cáo tháng 07. Thêm vào đó, tốc độ phát triển của lúa mì hiện đang chậm hơn bình thường 2-3 tuần và có nguy cơ sẽ phải đối mặt với thời tiết bất lợi vào mùa thu. Bên cạnh Mỹ, tình hình vụ mùa tại Pháp cũng khiến thị trường lo ngại do thời tiết nắng nóng gần đây. Hãng tư vấn Agritel dự báo sản lượng lúa mì mềm của Pháp đạt 33,44 triệu tấn trong niên vụ 22/23, thấp hơn 5,6% so với niên vụ trước do thời tiết khắc nghiệt khiến năng suất cây trồng giảm. Những thông tin trên là nguyên nhân chính thúc đẩy lực mua đối với lúa mì trong tuần vừa qua.

Bảng giá Nông sản

Giá đậu tương đóng cửa tuần tăng mạnh nhất 22 năm

Cùng với đó, cả ba mặt hàng nhóm đậu tương đều đóng cửa với mức nhảy vọt lớn sau chuỗi suy yếu liên tiếp. Giá đậu tương ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 22 năm qua, lên tới gần 12% với cả 5 phiên giao dịch đều đóng cửa trong sắc xanh. Lực mua cũng hoàn toàn áp đảo đối với 2 mặt hàng còn lại trong nhóm. Thị trường đậu tương không xuất hiện quá nhiều thông tin cơ bản trong tuần vừa rồi, mối quan tâm chính và cũng gần như là yếu tố duy nhất chi phối lên giá là triển vọng mùa vụ tại Mỹ.

Theo báo cáo Tiến độ Mùa vụ tuần trước, chất lượng đậu tương tại Mỹ đã giảm 2% xuống còn 59% diện tích đạt tốt – tuyệt vời và thấp hơn mức dự kiến của thị trường. Hạn hán vẫn tiếp tục là mối lo ngại đối với các khu vực gieo trồng. Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ sẽ trải qua thời gian nóng nhất, nhiệt độ được dự báo là cao hơn nhiều so với mức trung bình vào tháng 8 trên khắp khu vực từ đồng bằng. Đây vẫn là giai đoạn phát triển quan trọng của đậu tương nên khả năng mùa vụ vẫn đang đứng trước nguy cơ năng suất bị cắt giảm. Chính những lo ngại trên đã thúc đẩy lực mua đối với các mặt hàng họ đậu.

Kể từ sau Indonesia công bố mở cửa trở lại đối với hoạt động xuất khẩu dầu cọ, đây là tuần đầu tiên giá dầu đậu tương đóng cửa trong sắc xanh. Nỗ lực giải quyết các vấn đề về tồn kho cao của quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới này đã hỗ trợ cho giá của nhóm dầu thực vật. Indonesia đang tiến hành thử nghiệm đối với 2 loại diesel sinh học chứa 40% dầu cọ và sẽ quyết định có thông qua để sử dụng công cộng hay không vào cuối năm nay. Nếu như được chấp nhận thì áp lực về khối lượng tồn kho lớn sẽ giảm bớt, từ đó thúc đẩy giá của nhóm dầu thực vật. Kết thúc tuần, giá dầu đậu tương tăng tới 13,4% lên 65,6 cents/pound.

Đối với khô đậu tương, không chỉ lo ngại về nguồn cung đậu tương ở Mỹ thắt chặt, những thông tin từ quốc gia Nam Mỹ cũng đã góp phần hỗ trợ cho giá. Theo đó, Hiệp hội Xuất khẩu Ngũ cốc Brazil (ANEC) dự báo nước này có thể xuất khẩu 2,1 triệu tấn khô đậu trong tháng này, thấp hơn so với mức 2,2 triệu tấn ước tính của tuần trước.

Giá nông sản thế giới liên tục tăng cao ngay lập tức đã ảnh hưởng rất lớn đến giá nhập khẩu nội địa. Do ngô và khô đậu tương là 2 mặt hàng nguyên liệu chính trong hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, nên giá tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi trong nước. Sáng nay, giá ngô chào bán tại thị trường nội địa đã tăng lên trên 8.200 đồng/kg và khô đậu tương cũng đã tăng lên trên 14.500 đồng/kg.

Bảng giá Nông sản chào bán nội địa

Lịch báo cáo

Theo Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam, trong thời gian gần đây, mặc dù cùng tăng mạnh, nhưng giá mỗi nhóm hàng hóa nguyên liệu lại chịu tác động bởi các thông tin khác nhau, nên còn quá sớm để cho rằng đây là 1 chu kỳ tăng giá mới của cả thị trường. Nhóm nông sản vẫn sẽ tập trung vào các thông tin về mùa vụ đang diễn ra ở Mỹ. Các dự báo thời tiết của Mỹ trong tuần này sẽ có tác động lớn đến giá, thậm chí còn mạnh hơn so với các báo cáo trong tuần của Bộ nông nghiệp Mỹ. Trong khi đó, cuộc họp của nhóm OPEC+ vào thứ tư, ngày 03/08 sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với thị trường năng lượng, khi nhóm này sẽ kết thúc chính sách điều chỉnh sản lượng từ tháng 8/2022 và sau đó sẽ đưa ra những chính sách mới về sản lượng để điều tiết giá dầu thế giới.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần