Thứ hai 23/12/2024 14:57

Thị trường hàng hóa ngày mùng 3 Tết Quý Mão: Nhu cầu mua sắm tập trung vào thủy sản, rau quả

Ngày Mùng 3 Tết, sức mua cũng như nguồn hàng đã dồi dào, một số doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh doanh cá thể tại các chợ đã bắt đầu bán hàng trở lại.

Nhu cầu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây

Theo Vụ Thị trường trong nước- Bộ Công Thương, nhu cầu hàng hóa trong những ngày này chưa cao và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi sống và các mặt hàng phục vụ việc thờ cúng, hóa vàng. Do nguồn cung khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sức mua không lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ ổn định so với những ngày cận Tết.

Một số siêu thị lớn đã mở cửa trở lại

Tại các chợ truyền thống, ngoài các mặt hàng hoa quả phục vụ cho việc dâng lễ đầu năm thì các mặt hàng được bày bán chủ yếu là thực phẩm tươi sống (thủy hải sản, thịt bò, các loại rau củ) phục vụ nhu cầu tiêu dùng đầu năm của người dân. So với các ngày cận Tết, giá các mặt hàng rau củ, hoa tươi tại chợ ngày mùng 3 Tết nhìn chung không tăng nhiều; các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt bò, thuỷ sản chỉ tăng nhẹ (theo quy luật) và tương đối ổn định so với ngày Mùng 2 Tết. Mặc dù nhu cầu bắt đầu tăng khá nhưng nguồn cung tương đối phong phú nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại chợ Vồi (Thường Tín, Hà Nội), ngày mùng 3 Tết đã bắt đầu sôi động. Đây là khu chợ đầu mối không chỉ bán lẻ mà còn bán buôn cho nhiều chợ nhỏ ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Tại đây, vào sáng mùng 3 Tết, nhu cầu tập trung nhiều vào các mặt hàng như rau xanh, hoa quả và cá…

Anh Nguyễn Xuân Dũng - một tiểu thương tại chợ Vồi chia sẻ, mặc dù anh đã “mở hàng” từ ngày mùng 2 nhưng phải đến mùng 3,4, người dân mới đi chợ trở lại. Những ngày đầu năm, người dân thường mua rau quả, cá hoặc một số sản phẩm vàng mã để phục vụ cho lễ cúng Rằm.

“Sau nhiều ngày ăn bánh chưng, thịt gà, thường thì người dân sẽ có nhu cầu mua cá để đổi bữa, nên giá cá trắm, cá chép có đắt hơn bình thường khoảng 5.000-10.000 đồng/kg. Bên cạnh đó là các loại rau ăn kèm như rau cần, su hào, thìa là, hành củ… cũng khá đắt khách” – anh Dũng chia sẻ.

Một số hệ thống siêu thị lớn đã bắt đầu mở cửa trở lại. Ghi nhận của phóng viên tại siêu thị AEON Mall Hà Đông - một hệ thống siêu thị mở cửa xuyên Tết, người dân đã đến khá đông, nhu cầu hàng hóa tập trung vào rau quả, hàng hóa tươi sống. Đặc biệt, khu vui chơi cho trẻ em rất đông khách.

Anh Nguyễn Đức Long (Hà Đông) chia sẻ, sau khi đi chúc Tết họ hàng trong 2 ngày mùng 1, 2, đến mùng 3, anh cho con vào siêu thị AEON để con được vui chơi, còn bố mẹ tranh thủ mua sắm đồ tươi sống, rau quả để đổi món.

Trong khi đó, nhiều siêu thị mini vẫn đang nghỉ Tết. Cụ thể, hệ thống Winmart+ ngừng bán hàng từ 12h ngày 21/1 (30 Tết), mở cửa bán hàng từ 7h-17h ngày 25/1 (mùng 4 Tết); mở cửa bán hàng từ 7h-20h ngày 26/1 (mùng 5 Tết); từ ngày 27/1 (mùng 6 Tết) toàn bộ cửa hàng trở lại hoạt động bình thường.

Thống kê của Vụ Thị trường trong nước, giá một số hàng hoá thiết yếu trong ngày mùng 3 Tết tại các siêu thị ổn định, một số các chợ dân sinh bắt đầu mở cửa bán hàng đầu năm.

Cụ thể, mặt hàng lương thực giá ổn định: giá các loại gạo tẻ thường từ 16.000-20.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao từ 25.000 - 42.000 đồng/kg.

Mặt hàng thực phẩm: giá thịt lợn loại ngon (sườn non, ba chỉ, nạc vai đầu giòn, thăn) ở mức 150.000 - 220.000 đồng/kg; thịt loại 2 như sấn mông, sấn vai, dao động ở mức 130.000 - 150.000 đồng/kg; giá gà ta làm sẵn của CP dao động phổ biến từ: 90.000-110.000 đồng/kg; giá gà công nghiệp (làm sẵn) dao động khoảng 60.000-70.000 đồng /kg; gà ta ngoài chợ dao động 140.000đ - 170.000 đồng/kg; thịt bò thăn dao động từ 290.000-320.000 đồng/kg; thịt bò bắp dao động từ 290.000- 350.000 đồng/kg...

Thực phẩm chế biến: Giá giò lụa phổ biến 150.000-220.000 đồng/kg; giò bò 250.000-280.000 đồng/kg; lạp xưởng vissan: 180.000-230.000 đồng/kg tùy chủng loại.

Mặt hàng công nghệ thực phẩm: đường bán lẻ ở mức 26.000-30.000 đồng/kg; dầu ăn: 60.000-65.000 đồng/lít, bia lon Tiger từ 360.000-370.000 đồng/thùng; Cocacola 180.000-190.000 đồng/thùng; bia lon Sài Gòn giá 280.000-350.000 đồng/thùng (tùy loại); bia lon Hà Nội giá 220.000-240.000 đồng/thùng...

Mặt hàng thủy sản giá cả tương đối ổn định. Cá chép từ 65.000 -80.000 đồng/kg, cá trắm dao động từ 70.000 đến 85.000 đồng/kg, tôm sú dao động từ 350.000 - 500.000 đồng/kg tùy loại...

Hoa, quả các loại: Táo nhập khẩu 70.000-200.000 đồng/kg (tùy loại), xoài cát chu: 50.000-60.000 đồng/kg, bưởi hồng da xanh 60.000-70.000 đồng/kg; cam canh 55.000 - 70.000 đồng/kg…; Hoa cúc 50.000-70.000 đồng/chục, hoa hồng loại có cành lộc 80.000-100.000 đồng/chục; hoa lay ơn 100.000 -150.000 đồng/chục tùy màu…

Đối với rau, củ, trái cây, do thời tiết thuận lợi nên nguồn cung rau củ quả khá dồi dào, đa dạng. Giá hầu hết các loại rau củ quả đều có xu hướng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, không tăng so với trước tết; đặc biệt là các loại trái cây có múi như cam, bưởi, các loại rau, củ, quả vụ đông. Giá một số loại rau củ hiện phổ biến như sau: bắp cải: 10.000-13.000 đồng/kg, su hào: 5.000-8.000 đồng/củ, xà lách: 20.000-25.000 đồng/kg, cà chua: 10.000-20.000 đồng/kg (tùy địa phương), khoai tây: 12.000-20.000 đồng/kg, súp lơ: 8.000-15.000 đồng/cây...

Thị trường sẽ dần sôi động hơn từ mùng 4

Tình hình thị trường ngày mùng 3 Tết nhìn chung đã sôi động hơn vì có thêm nhiều siêu thị lớn, cửa hàng, tiểu thương tại chợ truyền thống mở cửa kinh doanh trở lại. Bên cạnh việc du xuân, đi chơi Tết… nhiều gia đình làm lễ hóa vàng nên nhu cầu các mặt hàng trái cây và hoa tươi, thực phẩm tươi sống bắt đầu tăng nhưng không lớn. Nguồn cung các mặt hàng thực phẩm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Giá cả các hàng hóa tại hệ thống siêu thị ổn định, không tăng so với thời điểm trước Tết. Tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng ổn định so với những ngày giáp Tết và tăng nhẹ so với ngày thường. Nhìn chung, thị trường diễn biến theo quy luật thông thường, không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá, gây bất ổn thị trường.

Trong ngày mùng 4 Tết, nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa bắt đầu mở hàng thêm, mặt hàng được bày bán cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng trên thị trường chưa tăng cao, các mặt hàng được tiêu thụ nhiều vẫn chủ yếu là thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, hoa đi lễ, thịt bò, thủy hải sản.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường trong nước

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều