Thứ sáu 29/11/2024 18:40

Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng ngoại lấn át hàng nội

Đồ chơi nhập ngoại hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về chủng loại, giá thành lại “mềm” hơn nên chiếm thị phần cao hơn hàng Việt.
Các bộ đồ chơi lắp ráp, mô hình xe, nhân vật hoạt hình quen thuộc có giá từ 300.000 – 2 triệu đồng/sản phẩm

Thị trường đồ chơi trẻ em tại Việt Nam được ví như chiếc bánh ngọt lớn. Nhưng để doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh thị phần và hưởng phần lớn chiếc bánh ngọt ấy là bài toán nan giải.

Đồ chơi ngoại “lấn át” thị trường nội

Mặc dù, vài năm gần đây hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng, song thị trường đồ chơi trẻ em, hàng ngoại (chủ yếu là hàng Trung Quốc) vẫn chiếm ưu thế.

Dạo qua một số tuyến phố có nhiều cửa hàng chuyên bán đồ chơi cho trẻ em trên địa bàn TP Hà Nội như Lương Văn Can, Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm), Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà (quận Đống Đa), Lò Đúc, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng)… có thể dễ dàng nhận thấy, những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài vẫn chiếm ưu thế trên thị trường.

Bên cạnh hàng cao cấp được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Đức, Pháp… có giá thành khá cao được bày bán tại các cửa hàng chuyên đồ xách tay và các trung tâm thương mại, các sản phẩm bình dân chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam vẫn chiếm tới 90% thị trường.

Ở phân khúc hàng cao cấp, các bộ đồ chơi lắp ráp, mô hình xe, nhân vật hoạt hình quen thuộc có giá từ 300.000 – 2 triệu đồng/sản phẩm. Trong khi, các sản phẩm đồ chơi bình dân có giá dao động chỉ từ 20.000 - 500.000 đồng/sản phẩm.

Chị Trần Thị Duyên, chủ cửa hàng chuyên bán đồ chơi ở Lương Văn Can cho biết, những năm trước đây, đồ chơi trẻ em chủ yếu tiêu thụ mạnh vào dịp Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu… nhưng gần đây, đồ chơi trẻ em sức mua rải quanh năm. Ngoài nguyên nhân mức sống ngày càng cao nên trẻ em được quan tâm, tạo điều kiện hơn mà còn bởi đồ chơi trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú về chủng loại mà giá thành khá “mềm” nên các bậc phụ huynh không cần phải quá đắn đo khi quyết định mở hầu bao mua một sản phẩm cho trẻ.

“Những món đồ chơi ăn theo các bộ phim hoạt hình đang được chiếu trên tivi và những món đồ chơi vừa giải trí, vừa phát triển tư duy thông minh của trẻ được tiêu thụ mạnh như xếp hình, ghép chữ, bộ đất nặn... với giá trung bình dao động từ 100.000 - 400.000 đồng luôn được bán khá chạy”, chị Duyên cho hay.

Đồ chơi Việt Nam không đa dạng, giá cao

Gần đây, do lo lắng các chất độc hại có trong đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều bậc phụ huynh có xu hướng ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam. Tại nhiều cửa hàng như hệ thống Bibomart, ADC books, Kids plaza hay các quầy đồ chơi của nhiều hệ thống siêu thị như Vinmart, Co-op Mart, Big C … đã có kệ riêng trưng bày nhiều mẫu đồ chơi “Made in Vietnam”.

Đang chọn đồ chơi cho con, chị Hoàng Hải Yến (ở Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, do lo lắng các chất độc hại có trong đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên chị luôn ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam cho con.

“Các sản phẩm đồ chơi của Việt Nam đều có thông tin rõ ràng và dán nhãn hợp quy do cơ quan chức năng kiểm định nên tôi cũng thấy yên tâm hơn về chất lượng, vì cháu nhỏ chơi nếu không may cháu có ngậm đồ chơi vào miệng cũng đỡ lo chứ không như các loại đồ chơi khác trên thị trường”, chị Yến nói.

Theo quan sát trên thị trường, đồ chơi Việt Nam hầu hết các sản phẩm có màu sắc tươi sáng, chi tiết sắc nét có giá khoảng từ 30.000 - 250.000 đồng/bộ sản phẩm. Hiện có nhiều sản phẩm đồ chơi Việt Nam được sản xuất từ nhựa nguyên sinh, an toàn cho trẻ em, được nhiều phụ huynh chọn mua.

Tuy nhiên, chị Phạm Hồng Minh (ở Lĩnh Nam, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, hàng Việt Nam sản xuất, an toàn cho trẻ hơn nhưng sản phẩm không đa dạng, chỉ xoay quanh một số mặt hàng truyền thống quen thuộc và đơn điệu.

“Nhà tôi có 2 cháu, một cháu 7 tuổi, một cháu 10 tuổi, nên nhiều sản phẩm đồ chơi Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu chơi của cháu, vì các sản phẩm đồ chơi Việt đa phần là đơn giản, truyền thống. Mua hàng cao cấp thì không có điều kiện nên tôi vẫn phải mua đồ chơi Trung Quốc bình dân cho cháu chơi”, chị Minh chia sẻ.

Chị Mai Thu Hương, nhân viên bán hàng ở ADC books cho biết, đồ chơi Trung Quốc cực kỳ hấp dẫn về màu sắc, đa dạng về chủng loại, giá thành lại “mềm” hơn nên đồ chơi Trung Quốc vẫn chiếm thị phần cao hơn hàng Việt. “Chỉ cần hơn 100.000 đồng là có thể mua được 1 cái xe ô tô điều khiển từ xa hay 1 set búp bê của Trung Quốc rất đẹp, hấp dẫn trẻ con hơn”, chị Hương cho hay.

Theo VOV

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường