Thứ ba 05/11/2024 22:23

Thị trường bất động sản đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều tiềm năng phát triển

Thị trường bất động sản (BĐS) nông nghiệp, du lịch và nhà ở được dự báo sẽ là những điểm sáng trước mắt tại đồng bằng sông Cửu Long, khi mà nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng cao và mạng lưới giao thông ngày càng cải thiện.

Nhiều tiềm năng phát triển

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lước phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là một trong những đồng bằng lớn và màu mỡ nhất Đông Nam Á và được đánh giá là một vùng đất hội tụ đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi từ thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển không chỉ nông nghiệp, thủy hải sản, mà còn giữ vai trò then chốt về phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các tỉnh thành lớn trong khu vực cũng đang trở thành điểm đến lý tưởng và được ưa chuộng của các nhà đầu tư BĐS.

Hạ tầng giao thông - cú hích cho phát triển kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL

Theo thống kê, hiện nay khu vực ĐBSCL cung cấp đến 50% nguồn lương thực và đóng góp đến 20% GDP của cả nước, khi lần lượt sản xuất lên đến 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng trái cây và 75% lượng thủy hải sản của cả nước. Ngoài ra, khu vực còn sở hữu một lực lượng lao động dồi dào khi có đến 17,9% nguồn lao động của cả nước.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, ĐBSCL không ngừng phát triển, luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước từ 1,3 - 1,5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực BĐSCL cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ.

Đáng chú ý, ĐBSCL đã được Chính phủ quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, bên cạnh còn có 2 trọng điểm kinh tế là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Điều này hứa hẹn sự phát triển và bứt phá của ĐBSCL trong tương lai không xa.

Mặc dù vậy, theo báo cáo của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), ĐBSCL hiện còn phải đối mặt với nhiều thách thức như biển đổi khí hậu làm sạt lở gây hủy hoại mùa màng, trình độ của người lao động chưa cao khi tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nằm ở mức hơn 90%, làm ảnh hưởng đến năng suất của cả vùng. Ngoài ra, độ tuổi trung bình của người lao động ngày càng tăng khi nhiều người trẻ rời nông thôn lên thành thị.

Cơ hội cho nhà đầu tư

Các chuyên gia nhìn nhận, tuy vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức và điểm cần phải cải thiện để khu vực ĐBSCL phát triển và đón nhận dòng vốn đầu tư như kỳ vọng, song với những chính sách đã và đang được đề ra để phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế, thì lĩnh vực BĐS sẽ được hưởng lợi.

Nhiều cơ hội đầu tư và tiềm năng phát triển bất động sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa

Đặc biệt, khu vực ĐBSCL đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển về hạ tầng, khi Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất triển khai 7 dự án tuyến đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2021-2025, như: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc 2 Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu… Như vậy ngoài trục cao tốc Bắc - Nam, các dự án hạ tầng giao thông trong khu vực cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các tỉnh thành miền Tây và tạo cơ hội thu hút đầu tư BĐS vào khu vực này.

Thời gian qua, khu vực ĐBSCL vẫn rất thu hút và được quan tâm cao, đặc biệt là bởi nhóm nhà đầu tư, tổ chức khi họ nhìn thấy lợi ích từ trung và dài hạn. TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam - cho rằng, khi quỹ đất tại TP. Hồ Chí Minh không còn nhiều và các tỉnh Đông Nam bộ đã dày đặc các dự án đầu tư, việc các nhà đầu tư quan tâm vào khu vực ĐBSCL là một điều dễ hiểu khi vẫn còn rất nhiều quỹ đất để mở rộng và tiềm năng về kinh tế, xã hội cũng như nguồn nhân lực dồi dào của khu vực.

Mặt khác, điểm sáng để thu hút nhà đầu tư của ĐBSCL là cơ sở hạ tầng xã hội đang được chú trọng phát triển, cùng với đó là dòng di dân đang được cải thiện và dân số của khu vực gần 20 triệu dân…

Hiện khu vực ĐBSCL đang đón nhận dòng đầu tư từ hai nhóm khác nhau, một là nhà đầu tư cá nhân và hai là nhà đầu tư có tổ chức. Nhóm nhà đầu tư cá nhân đa phần chỉ mua đất làm vườn để phục vụ mục đích nghỉ dưỡng cuối tuần, còn về mục đích sinh lợi thì vẫn chưa rõ ràng và rất ít. Trong khi đó, nhóm thứ 2 là nhóm nhà đầu tư doanh nghiệp, nhóm này hiện nay khá quan tâm đến ĐBSCL và đang có một tầm nhìn rộng ra ngoài TP. Hồ Chí Minh khi quỹ đất dần eo hẹp.

Khó có thể phủ nhận những lợi thế về điều kiện tự nhiên và những tiềm năng phát triển kinh tế nơi đây. Nhằm nắm bắt được những tiềm năng BĐS khu vực ĐBSCL, các chủ đầu tư đã “đổ bộ” các dự án lớn để có thể đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng khi đến với khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS ĐBSCL có thu hút được nhà đầu tư và khởi sắc hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc khu vực này có cung cấp được đầy đủ các nhu cầu và đảm bảo được công việc cho người dân sinh sống. Còn việc giá của BĐS rẻ, tiện ích đầy đủ như công viên hồ bơi tiêu chuẩn 5 sao, và những ưu đãi khi mua như các quảng cáo thường đề cập chưa phải là toàn bộ bức tranh để thị trường BĐS khởi sắc.

Dự báo các thị trường BĐS nông nghiệp, du lịch và nhà ở sẽ là những điểm sáng trước mắt tại ĐBSCL khi mà nền kinh tế của khu vực tiếp tục tăng trưởng tốt và mạng lưới giao thông ngày càng cải thiện. Còn với BĐS thương mại và văn phòng thì sẽ cần thêm một thời gian nữa để đủ hấp dẫn với nhà đầu tư.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Vì sao chuyên gia nhận định nhu cầu đầu tư bất động sản phía Nam sẽ gia tăng?

Một số cò đất bị lợi ích chi phối, bất chấp quy định pháp luật

Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh có nhiều động lực, lợi thế phát triển thị trường bất động sản

TP. Hồ Chí Minh: Đất ở được tách thửa tối thiểu 36m2 và tối đa 80m2

Bộ Xây dựng: Nhiều môi giới bất động sản yếu kém về đạo đức kinh doanh

Duy nhất một dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành trong quý 3/2024

TP. Hồ Chí Minh: Chính thức cấm phân lô, bán nền

Sống xanh bao quanh tiện ích tại biệt thự hạng sang phía Tây Hà Nội

Hấp lực khó cưỡng từ 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Nóng bỏng tay, 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng hết bay trong 'một nốt nhạc'

Nhiều chuyên gia đánh giá cao phân khúc bất động sản cao cấp phía Nam

Những trải nghiệm giữa tầng không chỉ có thể tìm thấy tại Sky Villa Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence

Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội

Vận hành Quý I/2025, InterContinental Residences Halong Bay thu hút nhà đầu tư dài hạn

Lightland Holdings ký kết hợp tác chiến lược phân khu Hải Tiến Center

Yếu tố giúp căn hộ Pearl Residence thu hút nhà đầu tư trẻ

Bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh: Đắt nhất thuộc về quận 1, chạm mốc 700 triệu đồng/m2

BIM Group khánh thành khách sạn thương hiệu quốc tế thứ hai tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào

Lại 'nóng' đất đấu giá ở Hà Nội, làm thế nào để ngăn hiện tượng giá 'ảo'?

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều tiềm năng và thách thức