Chủ nhật 20/04/2025 13:52

Vì sao chuyên gia nhận định nhu cầu đầu tư bất động sản phía Nam sẽ gia tăng?

Theo các chuyên gia, nhu cầu đầu tư bất động sản phía Nam đặc biệt là vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh sẽ gia tăng.

Nguồn cung cao nhất trong 3 năm trở lại đây

Kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, thị trường bất động sảnđã ghi nhận những diễn biến phục hồi tích cực với sự quan tâm của nhà đầu tư quay trở lại tương đối sôi động. Theo đó, nguồn cung, giá cả, giao dịch trên thị trường bất động sản nhìn chung đều có những biến động.

Theo số liệu thống kê từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, về nguồn cung, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thị trường đón nhận 38.797 sản phẩm mới, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Riêng quý III/2024, thị trường bất động sản Việt Nam đón nhận khoảng 21.000 sản phẩm mở bán, với 14.755 sản phẩm chào bán mới - giảm 25% so với quý trước nhưng tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung mới chủ yếu được đóng góp từ các dự án tại miền Bắc, chiếm lần lượt 46% và 48% nguồn cung mới trong quý III và 9 tháng đầu năm 2024.

Loại hình căn hộ tiếp tục "áp đảo" trên thị trường với gần 10.000 căn hộ mới, chiếm gần 70% nguồn cung chào bán mới trong quý III. Khoảng 88% nguồn cung mới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên.

Về cơ cấu nguồn cung, trong quý III/2024, căn hộ chung cư chiếm gần 70% nguồn cung chào bán mới trong quý III, với gần 10.000 sản phẩm. Trong đó có 55% thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang. Bên cạnh đó, đất nền chiếm khoảng 7% tổng nguồn cung mới quý III. Còn nguồn cung biệt thự, liền kề mới giảm nhẹ theo quý, ước đạt khoảng gần 4.000 sản phẩm.

Kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, thị trường ghi nhận nguồn cung, giá cả, giao dịch đều có những biến động. (Ảnh minh họa)

Thứ hai về giao dịch, tính chung 9 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 30.589 giao dịch thành công, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Các dự án căn hộ được hấp thụ rất tốt, kể cả phân khúc cao cấp, hạng sang, nhất là tại Hà Nội. Tỷ lệ hấp thụ các dự án căn hộ mới trong 9 tháng đạt 68%. 73% lượng giao dịch nhà ở trong 9 tháng được đóng góp bởi phân khúc căn hộ. 63% lượng giao dịch căn hộ đến từ các dự án cao cấp, hạng sang.

Trong quý III, thị trường ghi nhận hơn 10.400 giao dịch, tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 51%, tương đương quý trước và tăng khoảng 28 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. 45% lượng giao dịch trong quý III được đóng góp bởi các dự án tại miền Bắc.

Về cơ cấu giao dịch, trong quý III/2024, căn hộ chung cư chiếm 71%, giảm 5% so với quý II. Trong đó, căn hộ cao cấp, hạng sang chiếm 76%. Thấp tầng, đất nền chiếm 29%. Qua các quý, cơ cấu giao dịch căn hộ chung cư tiếp tục "áp đảo". Lượng giao dịch thấp tầng, đất nền giảm dần theo thời gian. Căn hộ chung cư có giá trên 80 triệu đồng/m2 có lượng giao dịch tăng từ mức chiếm 3% vào đầu năm 2023 lên tới 17% trong quý III/2024.

Về giá bán, căn hộ chung cư ghi nhận giá bán 13 - 230 triệu đồng/m2. Trong đó, giá căn hộ chung cư thứ cấp Hà Nội đi ngang ở mức cao sau thời gian tăng trưởng "nóng". Giá căn hộ chung cư thứ cấp tại TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đà tăng. Đất nền ghi nhận giá bán 4 - 86,4 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, đất nền dưới 2 tỷ đồng, đã có sổ, tại các khu vực có hạ tầng phát triển, có dự án triển khai, ghi nhận mức giá tăng từ 3-5%. Thấp tầng ghi nhận giá bán 18 - 340 triệu đồng/m2. Giá chào bán duy trì ở mức cao với thanh khoản tập trung tại các dự án mới mở bán với giá chuyển nhượng cao hơn từ 5 -10% so với lúc mua.

Giá bán sơ cấp tiếp tục tăng do nguồn cung dù đã được cải thiện nhưng vẫn rất khó đáp ứng đủ nhu cầu. Đồng thời phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, nhất là chi phí liên quan đến đất đai tăng cao. Bên cạnh đó, các dự án thấp tầng, đất nền tiếp tục duy trì mức giá khá hợp lý.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hai thị trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội gần như không có nhiều sự khác biệt nhìn trên hoạt động mua bán giao dịch, thể chế, quy hoạch, nhu cầu. Tuy nhiên, ở thị trường Hà Nội, ngoài nhu cầu nhà ở thì nhu cầu về đầu tư cũng rất lớn, tính đầu tư của thị trường Hà Nội khá mạnh. Còn tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, nhu cầu ở đang chiếm ưu thế hơn.

Ngoài ra, về vấn đề giá, hiện tại của bất động sản phía Nam đặc biệt là vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng tăng, tuy nhiên mức giá vẫn thấp hơn so với khu vực phía Bắc, vì trước đó khu vực này đã có những đợt tăng giá mạnh. Tại TP. Hồ Chí Minh, mức giá bất động sản khá cao, khó để sở hữu căn hộ chất lượng tốt với mức tài chính khiêm tốn, đặc biệt khi thành phố đang đối mặt với tình trạng quá tải hạ tầng.

Nhu cầu đầu tư bất động sản vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ gia tăng?

Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định, thị trường bất động sản vùng TP. Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh tiến trình phục hồi với động lực từ nguồn cung mới. Trong ngắn hạn, nguồn cung dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh vào quý IV/2024, với nhiều lựa chọn có mức giá phù hợp hơn, chủ yếu được đóng góp thêm từ các tỉnh, thành ven TP. Hồ Chí Minh.

Nguồn cung trong tương lai sẽ được bổ sung đáng kể với các dự án đang được tháo gỡ một cách quyết liệt cùng với các dự án quy mô lớn dự kiến triển khai trong 2 năm tới. Đặc biệt, nhu cầu bất động sản thời gian tới rất lớn, bao gồm cả nhu cầu ở thực và để đầu tư.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Đưa ra dự báo về thị trường phía Nam cũng như vùng TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới, TS Nguyễn Văn Đính cho biết, trước hết, đối với bất động sản nhà ở, tại trung tâm TP. Hồ Chí Minh, các đại đô thị ven trung tâm, sẽ phát triển các dự án hạng sang, phục vụ nhu cầu rất lớn về nhà ở chất lượng cao cho tầng lớp thượng lưu, người nước ngoài, cùng định hướng trở thành trung tâm kinh tế châu Á, toàn cầu. Các đô thị vệ tinh kề bên thành phố cung cấp nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập trung bình.

Thứ hai về bất động sản công nghiệp ở tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Đồng Nai sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất. Thứ ba, về bất động sản thương mại và văn phòng. Theo đó, cùng với định hướng phát triển đến năm 2030, trở thành thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại... của TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu văn phòng và trung tâm thương mại sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với dòng vốn FDI dồi dào, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển và lấp đầy các trung tâm mua sắm và văn phòng tại các tỉnh, thành lân cận.

“Nhu cầu về nhà ở gia tăng tại TP. Hồ Chí Minh khi lượng lao động nhập cư ngày càng gia tăng, tập trung vào phân khúc trung và cao cấp. Nhu cầu ở cũng tăng mạnh tại khu vực xung quanh các khu công nghiệp và đô thị vệ tinh ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Nhu cầu đầu tư gia tăng với kỳ vọng tăng giá bất động sản nhờ vào sự phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và hạ tầng kết nối ngày càng được hoàn thiện”, TS Nguyễn Văn Đính đánh giá.

Các chuyên gia cũng đánh giá, các địa phương khu vực phía Nam với quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới sẽ quyết định và tác động lớn tới sự phát triển bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp tại phía Nam. Với các yếu tố này, cơ hội đầu tư bất động sản phía Nam như Bình Dương hay các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai… là rất lớn.

Ngọc Tiến
Bài viết cùng chủ đề: thị trường bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Bất động sản thương mại dịch vụ thấp tầng được công nhận sổ đỏ

Bất động sản Hạ Long trở lại đường đua với lực đẩy mới

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?