Thứ sáu 22/11/2024 10:03

Thép cán nóng chiếm “sóng” sản phẩm nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024

2 tháng đầu năm 2024, lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam là 2,65 triệu tấn, trong đó, riêng sản phẩm thép cán nóng (HRC) là 1,89 triệu tấn.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, lượng sắt thép nhập khẩu về Việt Nam là 2,65 triệu tấn, gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thép nhập từ Trung Quốc chiếm 1,8 triệu tấn, cao gấp 3 lần về lượng và gấp 2,4 lần về trị giá.

Thép cán nóng chiếm “sóng” sản phẩm nhập khẩu thép 2 tháng đầu năm 2024

Với riêng sản phẩm thép cán nóng (HRC), 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập 1,89 triệu tấn, trị giá nhập khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, nguồn thép từ Trung Quốc là 1,4 triệu tấn, chiếm 74,2% tổng lượng HRC nhập trong 2 tháng.

Trước đó, năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 13,8 triệu tấn thép các loại (bao gồm cả hàng tạm nhập tái xuất, nhập vào khu chế xuất…), tăng 3,2% so với 2022 và 11% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu thép là 10,4 tỷ USD.

Hầu hết các sản phẩm thép nhập về Việt Nam đều tăng so với năm 2022 và 2021. Trong đó, sản phẩm thép được nhập khẩu nhiều nhất là thép cán nóng (HRC) với 10 triệu tấn, tăng 2,84% so với 2022 (gồm thép cán nóng dạng cuộn và dạng tấm), chiếm 73% tổng lượng thép nhập về Việt Nam. Tiếp theo là thép xây dựng nhập gần 1,3 triệu tấn tăng 7,8% so với 2022 và tăng 33% so với 2021. Tôn mạ các loại nhập về 1,16 triệu tấn, tăng 20,68%.

Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam các tháng năm 2023 và 2024

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Theo Báo cáo của /chu-de/hiep-hoi-thep-viet-nam.topic, năm 2023, thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 8,3 triệu tấn, tương đương hơn 62% tổng lượng thép nhập khẩu. Tiếp đến là Nhật Bản 14,3%, Hàn Quốc 8,3%,…

Tính riêng với thép cán nóng, 70% lượng nhập khẩu là từ Trung Quốc, gây áp lực lớn với sản xuất trong nước. Thực trạng nhập khẩu sắt thép Trung Quốc tăng mạnh trong bối cảnh hiện nay là do hầu hết sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam đều có thuế nhập khẩu bằng 0%.

Giá bán thép của Trung Quốc và các quốc gia khác cung cấp cho Việt Nam đã giảm rõ rệt. HRC của Trung Quốc giảm từ 618 USD/tấn vào quý I/2023 xuống còn 557 USD/tấn trong quý 4. Giá bán HRC của Trung Quốc hiện dao động trong khoảng 520 - 560 USD/tấn, tùy loại. Điều này gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Về năng lực sản xuất thép trong nước, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, tổng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép trong nước hiện đạt khoảng 23 triệu tấn thép thô (phôi vuông, phôi dẹt). Năng lực sản xuất thép thành phẩm bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, cán nguội, tôn mạ, ống thép đạt khoảng 38,6 triệu tấn/năm. Thực tế năm 2023, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép sản xuất 27,7 triệu tấn. Tiêu thụ đạt 26,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 8 triệu tấn.

Năng lực sản xuất trong nước cơ bản là đáp ứng nhu cầu trong nước. Không những thế, thép của Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế, và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, tình trạng nhập khẩu thép ngày càng lớn với giá rẻ có nguy cơ làm mất cân bằng cán cân thương mại.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường thép

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?