Thứ bảy 23/11/2024 10:54

Tháo gỡ vướng mắc trong khi triển khai 2 dự án điện khí Ô Môn 3 và 4

Do tình hình khó khăn của EVN, các bộ, ngành kiến nghị Thủ tướng đồng ý chuyển 2 dự án điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 bị chậm tiến độ sang PVN làm chủ đầu tư.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã báo cáo, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 về bảo đảm nguồn vốn, chưa thống nhất về khai thác, vận chuyển, sử dụng khí trong suốt vòng đời của 2 dự án một cách bền vững…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An trao đổi về những khó khăn của EVN trong triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4

Đáng chú ý, EVN đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sử dụng nguồn vốn ODA dành cho dự án Ô Môn 3; khả năng huy động nguồn vốn vay thương mại cho dự án Ô Môn 4, khiến các dự án này có thể bị chậm so với tiến độ triển khai tổng thể của chuỗi dự án. Bên cạnh đó là cơ chế huy động điện lên lưới để bảo đảm tiêu thụ hết sản lượng khí cung cấp trong khi giá thành sản xuất điện khí đang cao hơn giá bán điện của EVN.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 là hết sức quan trọng, bảo đảm sự vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả của chuỗi dự án Khí – Điện Ô Môn.

"Vì lợi ích đất nước, chúng ta không thể để chậm mãi thế này được. Phải rõ trách nhiệm của các tập đoàn, bộ, ngành để tháo gỡ hoặc đề xuất hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Với những khó khăn, nhận thức, trách nhiệm của EVN trong quá trình triển khai 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4, cuộc họp thống nhất cao và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, theo thẩm quyền, đồng ý chủ trương chuyển giao 2 dự án này cho PVN làm chủ đầu tư. Theo phân tích, PVN đang có điều kiện thuận lợi về huy động nguồn vốn, năng lực thực hiện, cũng như có thể quản lý thống nhất, vận hành đồng bộ hạ tầng dùng chung của chuỗi dự án.

Phó Thủ tướng giao EVN phối hợp chặt chẽ với PVN để khẩn trương chuyển giao toàn bộ kết quả những công việc đã được triển khai, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, kỹ thuật trong quá trình chuyển giao 2 dự án; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của EVN và PVN; báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ 2 dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 là hết sức quan trọng, bảo đảm sự vận hành thông suốt, đồng bộ, hiệu quả của chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn

Bộ Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn UBND TP. Cần Thơ thực hiện đầy đủ quy trình liên quan đến chuyển chủ trương đầu tư 2 dự án nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 từ EVN sang PVN.

Về phía PVN khẩn trương hoàn thiện thủ tục, huy động nguồn vốn để nhanh chóng hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu triển khai 2 dự án; xem xét, tính toán việc phân phối khí trong chuỗi dự án Khí - Điện Ô Môn, tránh được rủi ro, dự phòng các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chuyển nguồn vốn ODA dành cho dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3 từ EVN sang PVN theo đúng quy định.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử