Chủ nhật 22/12/2024 20:08

Thanh Hóa: Phố đi bộ Phan Chu Trinh có gì đặc sắc và hấp dẫn?

Phố đi bộ Phan Chu Trinh được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh, tạo không gian giao lưu văn hóa, giải trí gắn liền với phát triển thương mại, du lịch.

Nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn

Sau nhiều năm triển khai đề án phố đi bộ tại TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa), đến nay, phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa quảng trường Lam Sơn đã hình thành, trở thành tuyến phố đi bộ đầu tiên tại Thanh Hóa. Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hoá quảng trường Lam Sơn được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh của TP. Thanh Hoá, tạo không gian giao lưu văn hóa, giải trí gắn liền với phát triển thương mại, du lịch trên địa bàn thành phố. Đồng thời tạo điểm đến tham quan, vui chơi, giải trí của Nhân dân và du khách.

Phố đi bộ Phan Chu Trinh hứa hẹn sẽ trở thành điểm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân Thanh Hóa. (Ảnh: QH)

Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa quảng trường Lam Sơn được tổ chức tại quảng trường Lam Sơn và các tuyến đường phụ cận với tổng diện tích khoảng 13,0 ha; bao gồm một phần tuyến đường Phan Chu Trinh, một phần tuyến đường Lý Nhân Tông, tuyến đường Hồ Xuân Hương, tuyến đường Nguyễn Đôn Tiết và không gian Quảng trường Lam Sơn, phường Điện Biên, phường Đông Thọ, TP. Thanh Hóa.

Mỗi không gian tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn âm nhạc truyền thống, nhạc hiện đại, trình diễn thời trang, biểu diễn trò diễn dân gian, nghệ thuật đường phố. Nhiều chương trình đặc sắc cũng sẽ được tổ chức như: Trải nghiệm nặn tò he, tạo hình các con vật dân gian, ký họa chân dung, thư pháp tạo không gian đặc trưng của phố đi bộ.

Không gian nón lá thể hiện đậm bản sắc văn hóa truyền thống được trưng bày, giới thiệu, thưởng thức đa dạng các món ăn dân gian, ẩm thực đường phố mang hương vị độc đáo đa sắc màu của văn hóa vùng miền.

Hội An giữa lòng TP. Thanh Hóa. (Ảnh: QH)

Không gian văn hóa Hội An được bài trí mang đậm nét đặc trưng phố Hội trong lòng TP. Thanh Hóa. Sự đa dạng các mặt hàng lưu niệm, trưng bày ấn phẩm, tạp chí phục vụ nhu cầu tìm hiểu và làm quà tặng người thân, bạn bè mang giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên dấu ấn đặc trưng, tĩnh lặng, thanh cao của điểm đến.

Không gian sắc màu tổ chức các hoạt động hiện đại, rực rỡ về màu sắc, đa dạng đồ uống, phù hợp với mọi lứa tuổi. Nơi đây trở thành không gian thư giãn và giải trí lý tưởng cho cả người dân địa phương và du khách. Bên cạnh đó phố đi bộ cũng bố trí các điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, các điểm vui chơi giải trí phục vụ bà con Nhân dân và du khách.

Khi tuyến phố đi bộ đi vào hoạt động sẽ phát huy tối đa tiềm năng các giá trị văn hóa, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Phố đi bộ được tổ chức và duy trì vào tối thứ 6, thứ 7 hằng tuần và các ngày lễ lớn trong năm.

Mặc dù chưa được chính thức khai trường nhưng đã thu hút rất đông người dân đến vui chơi, giải trí. (Ảnh: QH)

Khai trương vào 20 giờ ngày 28/6/2024

Đến nay, sau gần 6 tháng thi công, phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian mở quảng trường Lam Sơn đã hoàn thiện xong 100% hạ tầng giao giao thông và hệ thống điện chiếu sáng, đồng thời đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng đưa vào vận hành.

Theo kế hoạch khai trương mà UBND TP. Thanh Hóa vừa phê duyệt, thời gian tổ chức khai trương sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 28/6/2024. Sau phần lễ, sẽ có màn bắn pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất tại 05 vị trí: sân khấu chính; khu vực tháp đồng hồ; khu vực Cổng chào phía tây (đối diện Ga); khu vực cổng chào phía đông (đối diện Ga); khu vực hàng cau giáp đường Phan Chu Trinh (đối diện cột cờ).

Cùng với các đó tại các sân khấu phụ và các không gian khác cũng diễn ra các hoạt động: trình diễn các loại hình nhạc cụ truyền thống và hiện đại; 35 nghệ sĩ trình diễn màn diễu hành trên các tuyến phố đi bộ tạo nên nhiều sắc màu, rộn ràng, náo nhiệt; biểu diễn nghệ thuật Hát dân ca và nhạc cổ truyền; biểu diễn hô hát bài chòi Hội An; biểu diễn nghệ thuật khiêu vũ đường phố; tổ chức hoạt náo viên.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững