Thứ bảy 21/12/2024 23:23

Thanh Hóa: Đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Để đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang làm cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Cần xóa bỏ hủ tục hứa hôn lạc hậu

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho thấy, tỉnh này có 11 huyện miền núi với nhiều người dân tộc thiểu số như: Mông, Thái, Mường sinh sống, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại. Nguyên nhân là do nhiều khu vực biên giới còn phong tục hứa hôn. Tại một số bản Mông, người dân còn nặng quan niệm lấy vợ, lấy chồng sớm để có nhân lực làm nương rẫy, giữ của cải trong nhà... Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đủ rộng; việc xử lý vi phạm mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính…

Cặp đôi còn đang tuổi học sinh ở huyện Mường Lát đã lập gia đình, sinh con khi tuổi còn quá trẻ.

Tại huyện biên giới Quan Sơn, dù các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực tuyên truyền nhưng tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Em Hà Thị Danh (sinh năm 2004), người dân tộc Thái, trú tại ở khu 2, thị trấn Sơn Lư cho biết: Em sinh ra trong gia đinh nghèo, hết lớp 10 em bỏ học đi làm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian làm việc, em gặp anh Ngân Văn Phúc (sinh năm 1999) là người cùng quê. Hai người nảy sinh tình cảm, sau đó em mang thai và phải về quê sinh con dù chưa đủ tuổi kết hôn.

Còn tại huyện biên giới Mường Lát từ năm 2020 đến cuối năm 2022 có 151 cặp tảo hôn và 1 cặp hôn nhân cận huyết. Đây là khu vực biên giới nghèo nhất cả nước và có đồng bào dân tộc thiểu số là người Mông, Thái sinh sống. Trình độ dân trí của đồng bào nơi đây còn thấp, nhiều người không biết tiếng Kinh, mặc dù đang tuổi vị thành niên, nhưng các em đã yêu nhau sớm dẫn đến mang thai sau đó thì phải cưới.

Phòng Tư pháp huyện Lang Chánh tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, trong đó có tuyên truyền về xóa bỏ hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Theo thống kê của Ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho thấy, giai đoạn 2020 - 2022, tỉnh Thanh Hóa có 14.700 cặp kết hôn. Trong đó, có 325 cặp tảo hôn và 1 cặp hôn nhân nhân cận huyết thống. Hiện, Ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu đẩy lùi tình trạng này tại các xã miền núi”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các hội nghị, tập huấn, nói chuyện truyền thông, hội thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ; tuyên truyền qua pano, áp phích, tờ rơi, sổ tay...

Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tập huấn về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các tuyên truyền viên cấp xã và cấp huyện.

Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tranh thủ sự ảnh hưởng của người có uy tín, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân. Ngoài ra, chính quyền các địa phương địa phương ở 11 huyện miền núi đã xây dựng các mô hình điểm tại trường học về tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tổ chức nói chuyện truyền thông cho học sinh tại các trường THPT, trường dân tộc nội trú; tổ chức sinh hoạt định kỳ các câu lạc bộ phòng, chống tảo hôn tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân, hạn chế tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số..

Theo Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2023, Ban đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 7 hội nghị tập huấn về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho gần 1.000 đại biểu là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên cấp xã, cấp huyện khu vực miền núi, biên giới; thời thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài... Biên soạn, phát hành, cấp phát 9.015 cuốn sổ tay, 14.340 tờ áp phích đến 174 xã, 21 thôn/bản vùng dân tộc thiểu số thuộc 11 huyện miền núi trong tỉnh.

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho hay: Với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành và các huyện miền núi, tỷ lệ tảo hôn ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã giảm đáng kể. Đáng chú ý, nhiều huyện đã không còn tình trạng tảo hôn như: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh. Các huyện có tỷ lệ tảo hôn thấp gồm: Quan Sơn, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Như Xuân và hầu như không còn hôn nhân cận huyết thống.

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại huyện Bá Thước.

Để giảm đến mức thấp nhất, dần xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa xác định, trong giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục tranh thủ nguồn phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tích cực phối hợp với các địa phương, tập trung xây dựng các mô hình điểm về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhân rộng ra địa bàn toàn huyện, từ đó giảm và dần xóa bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam