Thứ sáu 08/11/2024 18:27

Thanh Hoá có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội đền Bà Triệu, Lễ hội Mường Xia, Hát sắc bùa của người Mường ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, Lễ hội Bà Triệu được tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 2 Âm lịch hàng năm. Để tưởng nhớ vị anh hùng Triệu Thị Trinh – người lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô năm 248.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bà Triệu, nhân dân ta đã xây dựng đền thờ Bà trên triền núi Gai, lăng Bà ở núi Tùng và đình Bà Triệu ở làng Phú Điền thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Lễ hội Mường Xia gắn với đền thờ Tư Mã Hai Đào ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, được tổ chức vào các ngày 15 và 16/3 âm lịch. Đây là sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng độc đáo, được tiếp nối, trao truyền qua nhiều thế hệ người Thái, Mường Xia của huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Hát sắc bùa, nét đẹp văn hóa của người Mường ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Hát sắc bùa của người Mường tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hay còn được gọi với tên đầy đủ là “múa sắc cồng bùa”. “Sắc” theo tiếng Mường nghĩa là “đánh”, “bùa” là làn điệu của điệu múa, nghĩa là đánh cồng theo làn điệu. Một phường bùa của người Mường Thanh Hóa sẽ gồm 9 hoặc 12 người. Nếu là 12 người thì tượng trưng cho 12 tháng, 9 người sẽ tượng trưng cho 9 bậc cầu thang. Người ta thường múa trong những dịp lễ tết, cưới hỏi, ngày quốc khánh, hoặc những dịp lễ kỉ niệm do chính quyền tổ chức.

Được biết, ngoài 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Thanh Hóa được công nhận, còn có thêm 7 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục lần này gồm: Nghề lam tàu hũ ky của xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa các huyện: Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang, Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang; Lễ Đại Phan của người Sán Dìu, tỉnh Tuyên Quang; Lễ mừng thọ của người M'nông, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk; Lời nói vần của người Ê-đê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk; Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị nước mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Người Hà Nội tháng năm ấy

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'