Chủ nhật 22/12/2024 20:23

Thăng Long tứ trấn - điểm đến đầu xuân của người Tràng An

Mỗi khi Tết đến xuân sang, người Hà Nội giữ thói quen đi lễ đầu năm tại Thăng Long tứ trấn, cầu mong những điều tốt đẹp, thịnh vượng cho gia đình và đất nước.

Hà Nội với lịch sử hàng ngàn năm tuổi cùng hàng ngàn năm văn hiến. Qua những di tích lịch sử những đình, đền, chùa miếu, nơi mà người dân Thủ đô và người dân trên khắp cả nước mỗi khi Tết đến Xuân về lựa chọn đi lễ đầu năm.

Mỗi khi Tết đến xuân sang, “Thăng Long tứ trấn” trong các triều đại phong kiến Việt Nam là nơi diễn ra các lễ hội Xuân và đây cũng chính là nơi vua chọn để dâng hương dịp đầu năm cầu cho quốc thái dân an bốn mùa tươi tốt. Và truyền thống tốt đẹp đó đã được tiếp nối cho đến tận ngày nay.

Đã thành một nét đẹp truyền thống vào những ngày dầu xuân, người Việt Nam, thường hay tìm đến chốn tâm linh để cầu an và gửi gắm ước nguyện hành phúc tràn đầy. Người dân Hà Nội thường viếng thăm Thăng Long tứ trấn - nơi thờ bốn vị thần trấn giữ bốn hướng cho mảnh đất kinh kỳ từ ngàn đời nay.

Thăng Long tứ trấn ở Hà Nội gồm 4 ngôi đền linh thiêng trấn giữ các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của thành Thăng Long bao gồm:

+ Đền Bạch Mã - trấn Đông

+ Đền Voi Phục - trấn Tây

+ Đền Kim Liên - trấn Nam

+ Đền Quán Thánh - trấn Bắc

Đền Bạch Mã - trấn Đông

Địa chỉ: Số 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vị thần được thờ: Thờ thần Long Đỗ.

Đền Bạch Mã. Ảnh minh họa

Trong tứ trấn, đền Bạch Mã được hình thành sớm nhất, vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Đền thờ thần Long Đỗ - vị Thành hoàng của kinh thành Thăng Long, được vua Lý phong là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần.

Đền Bạch Mã có quy mô lớn (chiều sâu 37,33m, rộng 15,96m). Các công trình kiến trúc được sắp xếp nằm trên một trục chính gồm: Nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, hậu cung và nhà hội đồng.

Đền Bạch Mã hiện còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị, tiêu biểu là 15 bia đá ghi sự tích đền và vị thần được thờ cùng các nghi lễ và những lần trùng tu tôn tạo. Bên cạnh đó là các loại vũ khí thời cổ, lư hương đồng, đỉnh đồng, các pho tượng thể hiện quan niệm “tam giáo đồng nguyên”, các đạo sắc phong thần có niên đại trải dài từ thời Lê đến triều Nguyễn hay những câu thơ của thái sư Trần Quang Khải ca ngợi đền Bạch Mã.

Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch hàng năm, với nhiều phong tục độc đáo. Một phong tục cổ ít người còn nhớ tới là tục “đả xuân ngưu” (đánh trâu rước xuân) thể hiện sự gắn bó giữa con trâu với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Tục này kéo dài từ thời Lý đến thời Lê nhưng đến nay chỉ còn lưu lại trong sử sách.

Có hơn một nghìn năm lịch sử, Đền Bạch Mã là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.

Đền Voi Phục - trấn Tây

Địa chỉ: Tại số 306B Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Vị thần được thờ: Thờ hoàng tử Linh Lang.

Đền Voi Phục. Ảnh hanoimoi

Trấn giữ phía Tây là đền Voi Phục (hay đền Thủ Lệ, đền Trại). Thời Lý, Thủ Lệ thuộc vùng “thập tam trại” của kinh thành Thăng Long. Đền thờ Linh Lang Đại vương - hoàng tử thứ 4 của vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) có công đánh giặc Tống xâm lược vào thế kỷ XI, với trận chiến nổi tiếng trên sông Như Nguyệt (nay là sông Cầu, tỉnh Bắc Ninh). Sau đó, ngài trở về sống tại Thị Trại (Thủ Lệ ngày nay) và hóa tại đây.

Tương truyền, trước khi hóa, ngài gối đầu lên phiến đá thiêng, để lại một vết lõm. Phiến đá này hiện được đặt trong cung cấm của đền. Sau khi ngài hóa, nhà vua sắc phong là “Thượng đẳng Phúc thần”. Đến thời Trần, ngài hiển linh giúp đánh tan hai cuộc xâm lược của giặc Nguyên - Mông. Đến thời Lê Trung hưng, ngài lại hiển linh giúp vua Lê dẹp quân nội phản và được sắc phong mỹ tự: “Phối đổng thiên địa, Vạn cổ lưu truyền”.

Đền Voi Phục được dựng trên một gò cao, ở thế đất rồng uốn lượn chầu về Tổ. Hai bên tả, hữu có tinh phong dẫn mạch, nhị thủy án tiền. Các công trình kiến trúc gồm: Nghi môn ngoại, tam quan, tiền tế, thiêu hương, hậu cung, nhà tả - hữu mạc, miếu thần, điện Mẫu, điện Sơn trang... Qua cổng là đền chính. Đền quay về hướng đông nam, trông ra hồ Thủ Lệ.

Dù trải qua nhiều biến động lịch sử, đền Voi Phục hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý gồm: 3 bức cuốn thư bằng gỗ chạm rồng niên hiệu Thành Thái, 2 hoành phi câu đối thếp vàng, 1 cỗ long ngai bài vị thếp vàng thế kỷ XIX...

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức từ ngày 9 - 11 tháng 2 hàng năm, nhằm tưởng nhớ công lao của Linh Lang Đại vương, với sự tham gia của 13 làng trại. Ngày 10 tháng 2 rước kiệu từ Thụy Khuê về Thủ Lệ, ngày 11 rước kiệu từ Thủ Lệ về Hào Nam. Mỗi lần diễn ra lễ hội, cả vùng Tây trấn Thăng Long lại tưng bừng với đoàn rước dài hàng cây số. Trải qua nhiều thế kỷ, đền Voi Phục vẫn luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng dân cư ở phía Tây của Thăng Long xưa - Hà Nội nay.

Đền Kim Liên - trấn Nam

Địa chỉ: 148 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Vị thần được thờ: Thờ Cao Sơn Đại Vương.

Đền Kim Liên. Ảnh hanoimoi

Đền là nơi thờ Cao Sơn Đại vương - vị thần được thờ ở nhiều nơi trên địa bàn cư trú của người Việt cổ. Tương truyền, ngài là một trong 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, cùng Sơn Tinh đánh Thủy Tinh, mang lại cuộc sống bình yên cho muôn dân. Đến triều Lê, đức thánh đã phù trợ vua Lê Tương Dực (1495 - 1516) dẹp các ngoại thích phản loạn. Năm 1509, nhà vua cho dựng đền thờ và soạn văn bia lưu truyền công ơn của ngài.

Đền Kim Liên được xây trên một gò đất cao. Cổng chính đồ sộ với 4 cột đồng trụ, hai bên là hai cổng phụ 2 tầng 8 mái. Sau cổng là sân gạch rộng, hai bên là 2 nhà dải vũ. Nằm trên đỉnh gò là nghi môn và khu đền chính. Nghi môn gồm 3 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Đền chính có kết cấu kiểu chữ “Đinh”, gồm bái đường và hậu cung. Ở gian ngoài của hậu cung đặt hương án sơn son thếp vàng. Gian thứ hai đặt hai bộ long ngai, đồ tế khí và bài vị của thần Cao Sơn cùng hai vị nữ thần phối hưởng là Thủy Tinh đệ tam Tôn nữ Đông Hổ Trưng Vương Mẫu và Huệ Minh phu nhân.

Trong đền hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý như: Long ngai của Cao Sơn Đại vương, 2 tấm bia đá, trong đó có bia “Cao Sơn Đại vương thần từ bi minh” được soạn năm 1510, nội dung ca ngợi công lao của thần Cao Sơn. Ngoài ra còn có 39 đạo sắc phong từ thời Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn...

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Đền Quán Thánh (hay Chân Vũ quán, Trấn Vũ quán) - trấn Bắc

Địa chỉ: Nằm ở ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Vị thần được thờ: Thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.

Đền Quán Thánh. Ảnh minh họa

Đền Quán Thánh là một ngôi đền thiêng trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long. Sở dĩ đền còn được gọi là “quán” bởi đây là một trung tâm hành lễ của Đạo giáo và là nơi thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ của đạo Lão. Việc thờ một vị thần đạo Lão cùng với đạo Phật và Nho giáo cho thấy tinh thần hòa hợp “Tam giáo đồng nguyên” của người Việt.

Mặc dù đã bị thu hẹp so với trước nhưng đền Quán Thánh vẫn là một kiến trúc bề thế gồm tam quan, tiền tế, trung tế, hậu cung. Đền được xây dựng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” thường thấy ở các tòa lâu đài cổ.

Theo trục thần đạo, các kiến trúc của đền được sắp xếp theo thứ tự gồm: Nghi môn ngoại, nghi môn nội - nơi treo 2 quả chuông đời Lê Hy Tông (1677) và Quang Tự nhà Thanh (1888), tòa đại bái và hậu cung. Hai bên tả hữu tòa đại bái có treo biển đồng đề “Chân Vũ quán” do vua Thiệu Trị ngự đề và chiếc khánh đồng đúc vào thời Tây Sơn. Chính giữa hậu cung đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ do người dân làng Ngũ Xã đúc năm Đinh Tỵ (1677). Đây là một tác phẩm có giá trị độc đáo, được đúc liền khối bằng đồng, nặng 4 tấn, cao 3,96m. Năm 2016, tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đưa vào danh mục Bảo vật quốc gia.

Trong đền Quán Thánh hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật cổ, gồm hệ thống hoành phi câu đối, đại tự, cuốn thư được sơn son thếp vàng lộng lẫy cùng nhiều mảng chạm tinh xảo; đặc biệt là chiếc khánh đồng kích thước lớn có niên đại thời Tây Sơn, chiếc đèn đồng cổ, bức phù điêu bằng đồng được chạm khắc tỉ mỉ, miêu tả cảnh Tam giới (thiên - địa - thủy).

Đền Quán Thánh tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

Trải qua những biến động thăng trầm của thời gian Thăng Long tứ trấn vẫn được coi là 4 ngôi đền linh thiêng của người Hà Nội nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Và 4 ngôi đền này cũng là nơi mà người dân thủ đô đi lễ và cầu nguyện bình an cho gia đình trong những ngày đầu năm mới.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Kết quả trận Việt Nam và Myanmar tại AFF Cup 2024: Hiệu ứng Xuân Son, chủ nhà đại thắng

Hải Phòng: 71 tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại triển lãm mỹ thuật “Nắng và Lắng”

Triển lãm mỹ thuật Nét vẽ tình thân: Khi phạm nhân là người sáng tác

TikTok Live Fest 2024: Vinh danh hàng loạt nhà sáng tạo nội dung live

Khám phá những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Trực tiếp bóng đá Việt Nam và Myanmar (hết giờ): Show diễn của Xuân Son

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Việt Nam và Myanmar, 20h00 ngày 21/12, AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12, rạng sáng 22/12: Việt Nam đấu với Myanmar tại AFF Cup 2024

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Hứa hẹn đêm nhạc Quốc tế Dalat Spring Concert miễn phí sẽ bùng nổ tại Đà Lạt

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Thái Lan và Campuchia, 20h00 ngày 20/12, bảng A AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/12, rạng sáng 21/12: Thái Lan đấu với Campuchia tại AFF Cup 2024

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Chelsea và Shamrock Rovers, 3h00 ngày 20/12, UEFA Conference League 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/12, rạng sáng 20/12: Tâm điểm Tottenham đấu với MU tại Carabao Cup