Tháng 6/2024 chỉ số giá bông cơ bản giảm
Theo thông tin từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, giá bông cơ bản giảm trong tháng 6/2024. So với một tháng trước, hợp đồng NY/ICE tháng 7 sắp đến hạn đã giảm từ 77 xuống 72 xu/lb. Tuy nhiên, đợt tăng vọt vào nửa cuối tháng 5 đã nâng giá tháng 7 lên 82 xu/lb.
Hợp đồng NY/ICE kỳ hạn tháng 12 đã giảm từ 75 xuống 72 xu/lb trong tháng qua. Giá hợp đồng tháng 12 cũng tăng mạnh vào nửa cuối tháng 5, khiến giá hợp đồng tháng 12 tăng lên 79 xu/lb.
Chỉ số A giảm từ 86 xuống 83 xu/lb trong tháng qua. Chỉ số bông Trung Quốc (CC Index 3128B) giảm nhẹ, từ 104 xuống 102 xu/lb theo giá ngoại tệ. Theo giá nội tệ, bông giảm từ 16.500 xuống 16,200 RMB/tấn. Đồng Nhân dân tệ tương đối ổn định so với đồng USD, gần 7,24 RMB/USD.
Tháng 6/2024 chỉ số giá bông cơ bản giảm. Ảnh minh họa |
Giá bông giao ngay Ấn Độ (loại Shankar-6) giảm từ 88 xuống 85 xu/lb. Theo giá nội tệ, bông giam từ 57.500 xuống 55.900 INR/candy. Đồng INR giữ ở mức gần 83 INR USD.
Giá bông giao ngay tại Pakistan ổn định ở mức 86 xulb. Theo giá nội tệ, giá trị không đổi ở mức 19.700 PKR maund. Đồng PKR ổn định quanh mức 278 PKR/USD.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam dẫn báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bông Mỹ (USDA), sản lượng bông toàn cầu có điều chỉnh nhỏ, dự kiến tăng khoảng 191 nghìn kiện lên 119,1 triệu kiện và lượng tiêu thụ dự kiến tăng 80 nghìn kiện lên 116,9 triệu kiện cho vụ 2024/25 sắp tới. Các điều chỉnh lịch sử đã làm tồn kho đầu kỳ tăng 493 nghìn kiện lên 81,0 triệu kiện. Những điều chỉnh này làm tồn kho cuối kỳ toàn cầu tăng nhẹ 480 nghìn kiện lên 83,5 triệu kiện.
Dự báo thương mại toàn cầu cho vụ bông 2024/25 không thay đổi ở mức 45,0 triệu kiện. Trong đó Việt Nam nhập khẩu tăng 100 nghìn kiện lên 7,1 triệu kiện, Úc xuất khẩu tăng 100 nghìn kiện, Mỹ giảm 500 nghìn kiện.
Ở giai đoạn đầu trước khi bắt đầu niên vụ 2024/25, còn rất nhiều thời gian để các biến số ảnh hưởng đến triển vọng giá. Những kỳ vọng hiện tại rõ ràng gợi ý rằng sản lượng bông sẽ tăng, hàm ý rằng sẽ có nhiều bông hơn để tiêu thụ và giao dịch. Tuy nhiên, liệu nhu cầu trên thị trường có đủ để hấp thụ sản lượng bông tăng vẫn chưa rõ ràng.
Cú sốc lạm phát và lãi suất tăng mạnh đã được ghi nhận và các nền kinh tế trên thế giới đã có cơ hội thích nghi với những thay đổi này. Tương tự như vậy, việc giá bông cuối cùng chạm đáy có thể mang lại niềm tin cho các nhà máy kéo sợi để mua nhiều hơn.
Sau đợt tăng đột biến trong vụ 2021/22, giá trị hợp đồng kỳ hạn NY/ICE nhanh chóng giảm xuống dưới 75 xu/lb (giảm xuống mức 72 xuất vào cuối tháng 10 năm 2022) trước khi tăng trở lại mức 80 và cao hơn đối với hầu hết các giao dịch diễn ra kể từ thời điểm đó.
Giá hiện tại giảm có thể tạo thành một đáy rõ ràng hơn trên thị trường và điều này có thể hỗ trợ việc mua hàng vì ít có khả năng giá sẽ giảm sâu hơn nữa và từ đó sẽ quay đầu tăng trở lại. Lượng cầu được kỳ vọng tăng đến từ các dự báo của USDA, với việc tất cả các quốc gia kéo sợi hàng đầu thế giới dự kiến sẽ tiêu thụ nhiều sợi hơn vào vụ 2024/25.
Đã có một số báo cáo về lượng đặt hàng tăng trên toàn chuỗi cung ứng, nhưng với sự bất ổn về tình hình địa chính trị và lãi suất không mang tính kích thích, sự phục hồi của lượng cầu có thể sẽ diễn ra chậm. Xu hướng giá có thể được xác định bởi lượng và tốc độ phục hồi của nhu cầu và tương quan của lộ trình phục hồi này với sản lượng bông toàn cầu và nguồn cung xuất khẩu dự kiến tăng trong vụ tới.
Theo ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, giá bông hiện đã giảm góp phần giúp doanh nghiệp sản xuất sợi giảm 70-78% lỗ. Doanh nghiệp sợi kỳ vọng nửa cuối năm 2024 tình hình thị trường khởi sắc hơn, ngành sợi sẽ hết hoàn toàn lỗ và bắt đầu có lãi.