Thứ ba 19/11/2024 13:49

Tháng 2/2024: Sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh sụt giảm đáng kể

So với tháng trước và cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tháng 2/2024 tiếp tục giảm lần lượt 8,72% và 14,61%.

Ngành công nghiệp chủ lực giảm

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024 của Cục Thống kê Bắc Ninh cho thấy, sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn có sự sụt giảm đáng kể. Các ngành công nghiệp nền tảng, chủ lực của tỉnh như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (ngành 26), sản xuất thiết bị điện… đều giảm đáng kể về chỉ số sản xuất, sản lượng sản xuất lẫn kim ngạch xuất khẩu.

Tháng 2/2024, sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh sụt giảm đáng kể

Trong đó ngành 26 giảm mạnh nhất (-7,12% so với tháng trước và -15,72% so với cùng kỳ năm trước). Tính chung 2 tháng đầu năm nay, ngành 26 giảm tới 18,47%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, chỉ số công nghiệp của Bắc Ninh có mức giảm, đáng chú ý là mức giảm năm nay cao hơn năm trước (năm 2023 giảm 9,05%).

Phân tích về vấn đề này, lãnh đạo Cục Thống kê Bắc Ninh chia sẻ: Chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh quay đầu tăng trưởng dương vào tháng 12/2023 (+11,15%) có nhận định sản xuất công nghiệp của tỉnh đã “thoát đáy” và khả năng sớm phục hồi phát triển. Thế nhưng, cùng với khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, do nhu cầu tiêu dùng của thế giới sụt giảm mạnh trước những tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát và các cuộc xung đột trên thế giới... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các quốc gia. Từ đó, các quốc gia sử dụng nhiều hơn công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước của mình và tạo tác động kép đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Sự sụt giảm này cũng kéo theo chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm. Qua báo cáo cho thấy, tại thời điểm ngày 1/2/2024, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp so với cùng thời điểm tháng trước tăng 1,54%, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước lại giảm 1,75%. Giảm mạnh nhất ở khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn tính chung 2 tháng đầu năm nay, chỉ số sử dụng lao động của toàn ngành công nghiệp giảm 3,07% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý cũng giảm 33% so với tháng trước và 32,5% so cùng kỳ năm trước...

Gỡ khó để lấy lại đà tăng trưởng

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến của Đoàn công tác Chính phủ với 2 tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn mới đây về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu, bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, có cơ chế để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Hà Bắc 1 qua sông Cầu nối hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Đồng thời sớm có văn bản hướng dẫn nội dung tổ chức lựa chọn nhà thầu với các loại gói thầu sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên và văn bản hướng dẫn phạm vi công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi thường xuyên; hướng dẫn địa phương thực hiện các dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành đơn giá xử lý chất thải rắn, trong đó có xỉ thải làm căn cứ để tính toán chi phí đầu tư của dự án trong quá trình lập dự án đầu tư; ...

Trước đó, trong phiên họp thường kỳ tháng 2 của tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch điều hành tăng trưởng kinh tế - xã hội quý I/2024; các Chỉ thị của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh; chương trình công tác tháng, năm của UBND tỉnh.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh còn gặp mặt các doanh nghiệp Nhật Bản tiêu biểu trên địa bàn; làm việc với lãnh đạo Công ty Kine SiC Semi (Mỹ) - đây là công ty chuyên sản xuất chip công nghệ cao, có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, sản phẩm chip của công ty có chất lượng tốt với giá thành rẻ hơn, phù hợp với thị trường Đông Nam Á. Công ty Kine SiC Semi mong muốn tỉnh Bắc Ninh tạo điều kiện để tìm hiểu đầu tư xây dựng nhà máy tại địa phương, với diện tích ban đầu 7.500m2, tổng vốn đầu tư từ 150 - 200 triệu USD; sử dụng 100 lao động trong đó có 30 chuyên gia.

Nhấn mạnh phương châm “Bắc Ninh luôn coi thành công hay thất bại của nhà đầu tư cũng là thành công hay thất bại của tỉnh”, tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp Nhật Bản tiêu biểu trên địa bàn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khẳng định, Bắc Ninh luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 3 về tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Bắc Ninh với hơn 150 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD.

Bên cạnh những chỉ số kinh tế chưa được hài lòng thì 2 tháng đầu năm nay niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục tăng lên. Minh chứng là có thêm 78 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới, tăng đột biến (tăng 49 dự án, tăng 169%) so với cùng kỳ. Ngoài ra, điều chỉnh vốn cho 34 dự án, tăng 12 dự án, với số vốn điều chỉnh tăng 170,9 triệu USD, tăng 92,9 triệu USD; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 14 lượt, tăng 10 lượt, với giá trị 23,9 triệu USD, tăng 22,7 triệu USD.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô