Thứ tư 27/11/2024 14:49

Tham vấn quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là căn cứ để hoạch định chính sách, đưa Cà Mau thành tỉnh phát triển khá của Đồng bằng sông Cửu Long.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn, chiếm 1/4 diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau cũng là địa phương duy nhất của cả nước có 3 mặt giáp biển với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Tuy vậy, nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng của tỉnh còn thấp, cụ thể tăng trưởng GRDP của Cà Mau giai đoạn 2011-2020 chỉ đạt 4,7%, thấp hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và mức bình quân chung của cả nước.

Dự thảo quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cơ bản hoàn thành. Ảnh internet

Thông tin tại hội thảo tham vấn về quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra mới đây, ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết: Với những lợi thế, thách thức trên, tỉnh Cà Mau luôn ý thức được rằng, muốn phát triển phải có quy hoạch tốt, xác định đúng định hướng, mục tiêu trọng tâm phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Do đó, Cà Mau xác định lập quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng và lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng dự thảo quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch đã đề cập đầy đủ thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên, dân số, xã hội và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Cà Mau, phấn đấu đến năm 2025, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đến nay dự thảo này cơ bản hoàn chỉnh.

Theo ông Huỳnh Quốc Việt, quy hoạch là cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại trên địa bàn; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư và kiến tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, an ninh, an toàn, văn minh.

Liên quan đến dự thảo quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhiều ý kiến chuyên gia đóng góp cho rằng, dự thảo về cơ bản đạt chất lượng để nghiệm thu, tuy nhiên vẫn cần được xem xét, chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi trình cấp có thẩm quyền. Cụ thể, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân góp ý rằng, theo quy định của Luật Quy hoạch, quy hoạch tỉnh là quy hoạch tích hợp và phải tuân thủ quy hoạch Vùng và các quy hoạch ngành Quốc gia. Trong bối cảnh chưa có quy hoạch vùng và quy hoạch ngành quốc gia chưa đầy đủ, thì quy trình lập quy hoạch tỉnh phải có trao đổi nhiều vòng để thống nhất với các cấp quy hoạch ngành quốc gia và các tỉnh trong vùng để đi đến thống nhất được những vấn đề có tính chất vùng và liên thông với hệ thống quốc gia thì các phương án quy hoạch của Tỉnh đặt ra sẽ đảm bảo đúng tinh thần tích hợp và tuân thủ.

Đối với đánh giá tài nguyên rừng và đa dạng hóa sinh học, tài nguyên biển và hệ sinh thái biển đảo, Cà Mau cũng cần đánh giá rõ hơn về tài nguyên du lịch với lợi thế những đặc điểm khác biệt của rừng ven biển và tài nguyên biển của tỉnh kết hợp với những đặc trưng văn hoá riêng có, khác biệt cũng những những loại vật phẩm truyền thống đặc sắc để tạo nên tiềm năng thu hút, phát triển du lịch của Cà Mau.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dự thảo còn chưa thể hiện rõ nội dung định hướng sử dụng mặt biển, đáy biển do tỉnh Cà Mau quản lý và chưa nêu rõ được ranh giới, diện tích vùng biển do tỉnh Cà Mau quản lý. Do vậy cần thảo luận về tài nguyên nước mặt và nước ngầm của tỉnh, đưa ra các con số dự báo về trữ lượng nước dưới đất và đánh giá khả năng khai thác nước dưới đất; cần thảo luận về Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020, trong đó có nội dung lượng mưa tăng lên vào cả mùa mưa và mùa khô.

Được biết, những ý kiến đóng góp của chuyên gia là cơ sở để Cà Mau tiếp tục rà soát, tiếp thu các ý kiến để đưa ra các nội dung sát với tình hình thực tiễn của tỉnh; về định hướng, quan điểm phát triển cần rõ nét hơn, thể hiện rõ hướng đi, chủ thuyết phát triển của tỉnh.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch