Thứ hai 23/12/2024 13:18

Thái Nguyên: Doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải để tiết kiệm điện

Nhiều doanh nghiệp ở Thái Nguyên đã đồng hành cùng ngành điện tham gia trong công tác tiết kiệm, điều chỉnh phụ tải điện.

Giải pháp hiệu quả để tiết kiệm điện

Thái Nguyên là địa phương có sản lượng điện tiêu thụ cho sản xuất công nghiệp tăng liên tục tăng qua các năm. Trên địa bàn tỉnh có đến 148 khách hàng có mức tiêu thụ điện trên 1 triệu kWh điện/năm.

Dự báo tình hình thời tiết năm 2024 có nhiều biến động, nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài hơn, gây nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung ứng điện cho các khách hàng; Do đó, ngoài mục tiêu xây dựng kế hoạch, triển khai các phương án nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định, Công ty Điện lực Thái Nguyên (PC Thái Nguyên) đặc biệt chú trọng đến các phương án tuyên truyền, vận động khách hàng doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR).

PC Thái Nguyên tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện đến người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn (Ảnh: Thanh Huyền)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Hồ Nam, Giám đốc PC Thái Nguyên cho biết, với nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao của người dân và doanh nghiệp thì giải pháp tối ưu, cấp bách hiện nay là sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và tham gia dịch chuyển phụ tải vào các khung giờ cao điểm của hệ thống điện.

"PC Thái Nguyên tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia chương trình DR bằng việc đưa vào phê duyệt danh sách khách hàng quan trọng của tỉnh nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; rút ngắn thời gian xử lý sự cố lưới điện; hỗ trợ tối đa các quá trình phát sinh trong sử dụng điện; tư vấn miễn phí về sử dụng điện an toàn, trách nhiệm, hiệu quả; miễn phí bảo trì trạm biến áp của khách hàng…", ông Trần Hồ Nam khẳng định.

Đồng thời, lãnh đạo PC Thái Nguyên mong muốn thời gian tới khách hàng tiếp tục hiểu, đồng thuận và tích cực tham gia, thực hiện đúng cam kết đã ký trong các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện.

Công ty CP Cơ khí Gang Thép ký thỏa thuận điều chỉnh phụ tải với Điện lực TP. Thái Nguyên (Ảnh: Thanh Huyền)

Doanh nghiệp đồng hành

Công ty Cổ phần Cơ khí Gang Thép nằm trên địa bàn TP. Thái Nguyên, chuyên sản xuất sắt, thép, gang, gia công cơ khí, thiết kế chế tạo với dây chuyền cán thép công suất 100.000 tấn/năm. Hàng tháng, sản lượng tiêu thụ điện đạt 9-11 triệu kWh với số tiền trên dưới 15 tỷ đồng.

Ông Bùi Thái Sơn, Giám đốc Công ty cho biết, những năm qua, công ty đã tham gia chương trình DR tự nguyện và đã tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ chủ động thực hiện tiết giảm một số phụ tải không thật sự cần thiết và một phần công suất sử dụng được dịch chuyển thời gian sản xuất từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm hoặc bình thường.

Cũng là một trong những đơn vị tích cực chia sẻ khó khăn với ngành điện, với 15 nhà máy may, 2 nhà máy phụ trợ, 322 dây chuyền sản xuất, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG sử dụng tới hàng nghìn máy may công nghiệp, máy vắt sổ, thùa khuyết, bàn là hơi…. và rất nhiều bóng đèn chiếu sáng, quạt thông gió. Đây đều là những máy móc công nghiệp có công suất cao, tiêu thụ một lượng lớn điện năng.

Tham gia chương trình DR, TNG đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Bố trí lao động làm việc tăng hoặc giảm ca vào khung giờ thích hợp; đầu tư thiết bị máy móc hiện đại công nghệ Inverter có tác dụng tiết kiệm năng lượng; yêu cầu tất cả các bộ phận, chi nhánh thực hiện nghiêm nội quy cắt giảm thiết bị sử dụng điện không cần thiết...

Đặc biệt, doanh nghiệp triển khai mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn thông qua xây dựng các dự án nhà máy theo chuẩn xanh nhằm mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý Sông Công ký thỏa thuận điều chỉnh phụ tải

Ông Vũ Văn Điềm, Giám đốc Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý Sông Công (Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Grand Home) cho biết, nhà máy đang có mức tiêu thụ điện gần 1 triệu kWh/tháng với số tiền gần 2 tỷ đồng.

Theo ông Điềm, tham gia vào các chương trình DR, nhà máy đã xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất như: Bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị có công suất tiêu thụ điện lớn như các máy nghiền, trạm bơm nước, máy nén khí... vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải. Xây dựng phương án tự cắt, giảm phụ tải ở các dây chuyền sản xuất khi hệ thống điện bị quá tải.

Ngoài ra, nhà máy cũng chuẩn bị các nguồn máy phát dự phòng để tự cung cấp điện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong trường hợp hệ thống điện bị sự cố, đảm bảo không bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất.

Trong bối cảnh nguồn cung cấp điện còn nhiều khó khăn, đặc biệt vào cao điểm nắng nóng, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đều cho rằng, tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải là trách nhiệm và nghĩa vụ của đơn vị, bên cạnh việc tiết kiệm chung, lâu dài hình thành thói quen của toàn xã hội. Với ý thức trách nhiệm, mọi cá nhân, tổ chức chỉ bằng hành động nhỏ đã có thể giúp việc sử dụng điện an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.

Chí Tâm - Thanh Huyền
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự