Thứ năm 19/12/2024 21:43

Thái Bình: Đưa chuyển đổi số tới mọi lĩnh vực của đời sống

Năm 2024, tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.

Đưa chuyển đổi số vào mọi mặt đời sống

Với mục tiêu ứng dụng chuyển đổi số phục vụ cuộc sống nhân dân, tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động để đưa công nghệ số vào đời sống xã hội.

Theo đó, Thái Bình đã đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến; các cơ quan, đơn vị và địa phương đã phổ biến, tuyên truyền cho người dân biết và cài đặt ứng dụng “Công dân số Thái Bình” để tương tác với chính quyền. Các kênh zalo: “Chính quyền số Thái Bình” và “Công dân số Thái Bình” được triển khai với hàng trăm nghìn lượt người quan tâm. Đặc biệt, chuyển đổi số đã thay đổi toàn bộ công tác lãnh đạo, quản lý thông qua mạng văn phòng điện tử liên thông; các cơ quan, đơn vị sử dụng chữ ký số để giảm bớt các thủ tục hành chính.

Công an xã An Ấp (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đang hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VNeID. Ảnh: Thanh Minh

Với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chuyển đổi số đã tác động sâu rộng, giúp các doanh nghiệp nhận thức tốt về ứng dụng công nghệ số và quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, toàn tỉnh có 7.249 doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng các nền tảng ứng dụng công nghệ số. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nộp thuế điện tử là 7.097/7.249, đạt 97.90%; số lượng doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 7.249/7.249, đạt 100%.

Trong một số lĩnh vực ưu tiên, tỉnh Thái Bình cũng chú trọng triển khai ứng dụng công nghệ số. Cụ thể, ngành Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xét tuyển đại học, cao đẳng bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Các cơ sở giáo dục đã triển khai thực hiện thu, chi học phí và thu khác không dùng tiền mặt.

Ngành y tế tiếp tục triển khai liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy chứng tử lên cổng giám định bảo hiểm y tế (BHYT), một số cơ sở y tế thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Toàn tỉnh đã có 295 cơ sở triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp, đạt 100% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn tỉnh.

Từ tháng 5/2024, tỉnh hoàn thành việc mở rộng triển khai mở rộng hệ thống camera giám sát giao thông trên tuyến quốc lộ 10 và quốc lộ 39. Trước đó, ngành giao thông vận tải tỉnh tiến hành lắp đặt 128 camera giám sát giao thông, an ninh tại 5 cửa ngõ, 6 nút giao thông, 18 vị trí quan trọng và trọng yếu góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ của nhân dân.

Trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” đã bước đầu xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu đất đai của 8 huyện, thành phố; xây dựng dữ liệu không gian cho 1.965.869 thửa đất; sổ địa chính điện tử được lập cho 260 xã, phường, thị trấn với 472.690 thửa. Lập và duy trì kênh zalo “Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình đồng hành cùng doanh nghiệp” để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Ngành du lịch Thái Bình cũng đã triển khai Cổng Du lịch thông minh và ứng dụng Du lịch thông minh trên thiết bị di động để tiếp cận nhanh hơn tới du khách trong và ngoài nước. Một trong những bước đột phá của thành phố đó là gắn mã QR trên bảng tên các tuyến đường, tuyến phố tạo thuận lợi cho người dân trong việc tìm kiếm thông tin.

Việc quét mã QR giúp người dân thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin về các tuyến đường, tuyến phố trên địa bàn thành phố Thái Bình. Ảnh: Minh Quang

Mục tiêu chính quyền số

Mặc dù hoạt động chuyển đổi số của Thái Bình có sự bứt phá mạnh mẽ, song chuyển đổi số là một quá trình dài với nhiều thách thức. Do đó, UBND tỉnh đã tập trung nguồn lực để triển khai các chương trình, đề án, dự án quan trọng như: Dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển hướng tới chính quyền số trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhiều văn bản chỉ đạo điều hành đã được ban hành để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai hoàn thành các mục tiêu theo chỉ đạo của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số như: Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương; triển khai ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất. Đồng thời, hoàn thành kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ (Hệ thống EMC); hoàn thành kết nối hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, ngành, từng thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các tiêu chí, nhiệm vụ của năm 2024; chủ động xây dựng, cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ các nền tảng số, cơ sở dữ liệu đồng bộ; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số hóa hồ sơ, kết nối các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia, góp phần giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tham nhũng, tiêu cực.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái