Thứ hai 25/11/2024 06:21

Tên lửa Sarmat có thể bay qua Bắc Cực và Nam Cực để diệt mục tiêu

Tên lửa Sarmat mang nhiều đầu đạn tự tách với tổng trọng lượng lên đến 10 tấn, có thể bay qua Bắc Cực và Nam Cực để tấn công vào bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Tên lửa Sarmat mang nhiều đầu đạn tự tách với tổng trọng lượng lên đến 10 tấn, có thể bay qua Bắc Cực và Nam Cực để tấn công vào bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Sẽ phục vụ trong 50 năm

Phát biểu trên kênh truyền hình Zvezda ngày 22/5, Phó Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergey Poroskun cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat chỉ được chế tạo trên các thành phần do nước này sản xuất. Nó sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga cho đến những năm 2070.

Một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat mới của Nga. Ảnh tư liệu: RIA Novosti / BQP Nga

“Tổ hợp tên lửa đầy triển vọng này sẽ trực chiến trong 50 năm tới. Chúng tôi có sự tự tin như vậy trước hết là nhờ các tính năng kỹ-chiến thuật. Nó chỉ được sản xuất trên các thành phần do Nga sản xuất với độ tin cậy cao. Đây chính là cơ sở để chúng tôi khẳng định như vậy”, ông nói.

Tổng công trình sư Trung tâm tên lửa quốc gia Makeev (thuộc Cơ quan vũ trụ Nga), Vladimir Degtyar cho biết, hiện Hoa Kỳ hoàn toàn không có loại tên lửa tương tự như Sarmat.

“Chúng tập trung chủ yếu vào việc sử dụng nhiên liệu rắn. Và điểm mấu chốt là chúng tôi chỉ đơn giản sở hữu những động cơ tốt nhất chạy bằng nhiên liệu lỏng, thứ mà đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa làm chủ được công nghệ sản xuất”, Tổng công trình sư Vladimir Degtyar nhận định.

Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakaev cho biết, tên lửa này được đặt theo tên những chiến binh Sarmatia.

“Họ (những chiến binh Sarmatia) đã xây dựng nên đội kỵ binh hạng nặng được trang bị giáo mác, mũi tên dài và nặng. Đặc biệt, họ có thanh kiếm thẳng khiến cho kẻ địch vô cùng khiếp sợ. Trước mỗi cuộc tập kích, họ luôn nghĩ kẻ thù sẽ bị trừng phạt. Chúng ta có thể nói như vậy là nhờ chất lượng của tổ hợp tên lửa hiện đại này. Đây là thanh kiếm trừng phạt với lời cảnh báo rằng, nước Nga được bảo vệ một cách chắc chắn”, Tư lệnh Karakaev nhấn mạnh.

Bay qua Nam Cực và Bắc Cực

Ngày 20/4 vừa qua, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat lần đầu tiên được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk thuộc tỉnh Arkhangelsk, Liên bang Nga. Hiện binh đoàn tên lửa Uzhur ở vùng Krasnoyarsk đang chuẩn bị tái vũ trang cho trung đoàn tên lửa tiền tiêu bằng tổ hợp tên lửa mới. Phạm vi trang thiết bị chiến đấu của Sarmat đã được mở rộng, bao gồm cả về số lượng đầu đạn và chủng loại, trong đó có các bộ phận bay lượn siêu thanh. Có được điều này là nhờ những đặc tính về khối lượng và năng lượng của tên lửa.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat được thiết kế và chế tạo tại nhà máy Krasmash của Trung tâm tên lửa quốc gia Makeev. Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakaev khẳng định: “Trong những thập kỷ tới, việc tạo ra phương tiện đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat mới nhất của Nga là khó có thể xảy ra”. Theo ông, mức độ trang bị động lực giúp cho quỹ đạo bay của Sarmat có thể thay đổi.

This browser does not support the video element.

Nga lần đầu tiên phóng tên lửa Sarmat từ sân bay vũ trụ Plesetsk, ngày 20/4/2022. Nguồn: Zvezda

Tên lửa Sarmat có khả năng bay qua Bắc Cực, thậm chí nếu cần thiết thì cũng có thể đặt cho nó quỹ đạo bay qua cả Nam Cực để tấn công vào bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Những tính năng của Sarmat

Theo tài liệu kỹ thuật được nhà sản xuất công bố, tên lửa Sarmat có tầm bắn 18.000km, trọng lượng phóng 208,1 tấn và tải trọng gần 10 tấn. Khối lượng nhiên liệu là 178 tấn, chiều dài tên lửa 35,5m, đường kính 3m. Tên lửa mang nhiều đầu đạn tự tách phân hướng nhằm vào các mục tiêu riêng rẽ.

Dòng Sarmat RS-28 sẽ thay thế tên lửa chiến lược Voevoda nặng nhất trên thế giới. Việc thiết kế và thử nghiệm dự án tên lửa này đã được khởi động từ năm 2011.

Khái niệm về tổ hợp Sarmat là việc mang các đầu đạn theo những quỹ đạo bay khác nhau. Điều này gây khó khăn đáng kể cho việc đánh chặn và tiêu diệt chúng ngay cả bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất.

Quốc Khánh (theo TASS, RIA, Izvestia)

Tin cùng chuyên mục

Dẫn đường quán tính sợi quang, đột phá trong hiện đại hóa Hải quân Việt Nam

Bộ Quốc phòng thúc đẩy nghiên cứu, phát triển xe chiến đấu bộ binh

Ba Lan tăng cường ‘Lá chắn phía đông’ của NATO giáp biên giới Nga

Stryker của Mỹ đổi chủ: Chiến sự Ukraine-Nga thêm phần phức tạp

BlueWhale - ‘bóng ma biển cả’ mới của Hải quân Đức

Colibri - ''cánh tay nối dài'' của Pháp trong cuộc chiến ở Ukraine

Mỹ và Ấn Độ ký kết thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD mua 31 máy bay không người lái

'Thần Hercules' - niềm tự hào của quân đội Mỹ bất ngờ rơi vào tay Nga

'Bóng ma' trên bầu trời của Nga và những ẩn số chưa được khám phá

Sức mạnh mới của Su-27: Ukraine tích hợp bom chính xác đối đầu với Nga

Cực nóng: Chiến đấu cơ F-16 Ukraine lần đầu bắn hạ Su-34 của Nga trên bầu trời

Quân đội Mỹ tiết lộ UAV bay ở tầng bình lưu có thể hoạt động liên tục hàng tháng trời

Thứ gì làm 'siêu xe tăng' Leopard 2 của Đức 6 lần 'gục ngã' ở Ukraine?

Ukraine thêm loạt máy bay không người lái, robot tối tân vào 'vòng chiến’

Anh có thể giao cho Ukraine vũ khí laser bắn trúng mục tiêu nhỏ như 1 đồng xu ở khoảng cách 1km

‘Răng rồng’ là gì mà NATO rải khắp biên giới phía đông giáp Nga?

Ukraine độ ‘chiến thần’ Toyota Land Cruiser thành xe bọc thép hạng nhẹ, 200 mã lực

Lữ đoàn 2.300 lính tinh nhuệ Pháp nhận đào tạo cho Ukraine có gì đặc biệt?

Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất ‘siêu tên lửa’ AIM-120 tiếp lực cho Ukraine

Bất chấp chiến sự ở Ukraine, Nga sắp chuyển giao 'siêu pháo đài' phòng không cho Ấn Độ