Thứ hai 23/12/2024 06:27

Tây Ninh: Hơn 70 khu đất công bị lấn chiếm

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại hơn 70 khu đất công thuộc quản lý của nhà nước bị lấn chiếm.

Hơn 70 khu đất công bị lấn chiếm

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh vừa có văn số 4118/STNMT-VP Tây Ninh ngày 10/7/2024, về việc bổ sung báo cáo kết quả thực hiện kết luận chất vấn tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh.

Theo đó, để chấn chỉnh công tác quản lý đất công trên địa bàn tỉnh, trước đó UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Công văn số 734/UBND-KT về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất do nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh. Đối với quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích (5%) do cấp xã quản lý, UBND tỉnh đã giao UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, báo cáo UBND tỉnh về thực trạng quản lý và sử dụng đất công ích hiện nay.

Trên cơ sở báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số 3159/BC-STNMT về việc đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích (5%) do cấp xã quản lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại hơn 70 khu đất công thuộc quản lý của nhà nước bị lấn chiếm (Ảnh minh họa).

Theo đó, trên địa bàn tỉnh, hiện có 6 huyện có đất bị lấn chiếm, cụ thể như sau: Huyện Châu Thành có 4 khu đất đang bị lấn chiếm với tổng diện tích 28.258,4 m2 (trong đó, bị lấn chiếm chưa xử lý 1 khu đất, với diện tích 9.008,4m2; bị lấn chiếm đang xử lý 3 khu đất với diện tích 19.250 m2).

Huyện Gò Dầu có 1 khu đất bị lấn, chiếm, diện tích là 6.946,4m2, thuộc địa bàn xã Phước Thạnh, do ông Nguyễn Văn Rưng lấn, chiếm đất nuôi trồng thủy sản. Hiện Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh đang thụ lý và chưa có kết quả giải quyết.

Huyện Dương Minh Châu có 2 khu đất bị lấn, chiếm với diện tích 25.743,80 m2 tại xã Suối Đá (diện tích 5.743,8 m2) và xã Phước Minh (diện tích 20.000 m2). UBND các xã đã xây dựng kế hoạch xử lý đất công ích bị lấn, chiếm và đang giải quyết theo quy định.

Huyện Bến Cầu, theo tổng hợp có 54 khu đất bị lấn chiếm với tổng diện tích là 277.890,40 m2 (27,79 ha). Theo báo cáo của UBND huyện Bến Cầu về kết quả xử lý các trường hợp đất đang bị lấn chiếm thì có 5 trường hợp, trong đó 3 trường hợp đang tham mưu xử lý, 1 trường hợp đã xử lý nhưng chưa dứt điểm, 1 trường hợp TAND cấp cao TP. Hồ Chí Minh đang thụ lý vụ án, sau khi có bản án, UBND huyện sẽ tổ chức thực hiện.

TP. Tây Ninh có 9 khu đất bị lấn, chiếm với tổng diện tích 94.746,6 m2. Hiện các khu đất này đều chưa được xử lý dứt điểm. UBND TP. Tây Ninh đã giao cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã xử lý và giải quyết dứt điểm việc lấn chiếm đất tại các vị trí đất này.

Huyện Tân Biên, theo báo cáo có 4 khu đất bị lấn, chiếm trên địa bàn các xã, thị trấn, chưa xác định cụ thể diện tích. Hồ sơ các vụ việc đang được giải quyết.

Còn nhiều tồn tại hạn chế cần khắc phục

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, trên cơ sở thực trạng quản lý và sử dụng đất đã chỉ ra được những mặt làm được. Cụ thể, công tác quản lý đã từng bước đi vào nề nếp và có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nguồn thu cho ngân sách, sử dụng đất công ích có hiệu quả.

Tuy nhiên, còn nhiều điểm hạn chế về tình trạng lấn chiếm đất công chưa được xử lý dứt điểm, chưa tổ chức được việc đấu giá để cho thuê đất công ích, diện tích đất nhỏ lẻ, hạn chế khả năng sản xuất.

Ngoài ra, đất công bị lấn chiếm đã lâu, kéo dài nhiều năm qua các thời kỳ, trình tự thủ tục cho thuê đất tốn kém thời gian, chi phí, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, chưa được quan tâm đúng mức, nhân lực thực hiện còn hạn chế để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tiếp tục quản lý chặt chẽ quỹ đất công ích, xử lý dứt điểm đối với đất đang bị lấn, chiếm và rà soát các khu đất công ích có diện tích lớn nhưng chưa cho thuê để có phương án sử dụng hiệu quả, tránh gây lãng phí đất đai.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất công, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có những kiến nghị. Cụ thể, cần chủ động, thường xuyên nắm chắc tình hình quản lý nhà nước về đất đai để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và quyết định các vấn đề trong quản lý, sử dụng đất đai bảo đảm đúng pháp luật, khắc phục các hạn chế trong quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh được kịp thời.

Cùng với đó, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp huyện giải quyết dứt điểm các vi phạm trong lĩnh vực đất đai; tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành đầy đủ các quy định chi tiết liên quan đển lĩnh vực đất đai theo phân cấp, chủ động nghiên cứu quy định Luật Đất đai năm 2024 để kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bãi bỏ, sửa đổi và ban hành các quy định không còn phù hợp hoặc đã hết hiệu lực bảo đảm đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.

Ngoài ra, hướng dẫn UBND cấp huyện và cấp xã về trình tự, thủ tục cho thuê đất công ích để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất để góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, khai thác quản lý, sử dụng quỹ đất công ích có hiệu quả, tránh lãng phí về đất đai.

Thanh tra cấp huyện, Thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của UBND cấp xã, UBND cấp huyện…

Liên quan đến công tác thanh tra về đất đai, trong 6 tháng đầu năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã tiến hành thanh tra hành chính về đất đai 2 cuộc; Thanh tra chuyên ngành về đất đai đối với các dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm tiến độ sử dụng đất theo tiến độ đầu tư của dự án 1 cuộc (6 tổ chức).

Ngoài ra, Sở cũng kiểm tra quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, xử phạt 2 tổ chức, 1 cá nhân trong lĩnh vực đất đai, phạt tiền hơn 200 triệu đồng với hành vi không đăng ký chỉnh lý biến động đất đai, lấn chiếm đất.

Hiện nay, Sở tiếp tục tiến hành thanh tra hành chính về cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn TP. Tây Ninh, thanh tra chuyên ngành về đất đai đối với 6 tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh về chấp hành pháp luật trong quản lý sử dụng, chưa có kết quả.

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tây Ninh

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững