Tập trung ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

Chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký công điện về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
tap trung ngan chan benh dich ta lon chau phi xam nhiem vao viet nam
Tập trung ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam

Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao. Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (như đã được phát hiện tại sân bay đến của Hàn Quốc) cũng có thể đưa virut bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Trước tình hình nêu trên, để chủ động phòng, chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào nước ta, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai ngay các biện pháp như sau: Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành liên quan: Tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh dịch tả lợn châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam. Tổ chức triển khai tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất từ ngày 15/9 đến ngày 15/10/2018.

Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y, cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; cần tập trung đối với đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới, có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi và các địa phương có nhiều khách du lịch. Trường hợp đàn lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có virut dịch tả lợn châu Phi. Khi phát hiện có bệnh dịch tả lợn châu Phi phải báo cáo ngay cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; dừng việc vận chuyển và xử lý ngay lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã xác định dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng quy định của Luật Thú y và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

Khẩn trương xây dựng và ban hành “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm địa bàn” theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm cơ sở triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.

Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) và Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín đến Việt Nam.

Bộ Công Thương thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn để có giải pháp bảo đảm lưu thông, tránh gây bất ổn về thị trường trong nước; chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn trái phép.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm.

Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chỉ đạo các đơn vị bộ đội biên phòng tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý nội bộ; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện "Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam"; thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa phương giáp biên giới, các địa phương có tổng đàn lợn với số lượng lớn, các địa phương có nhiều khách du lịch và có phương tiện vận chuyển đến từ các nước đang có bệnh dịch tả lợn châu Phi; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; các loại lợn phát hiện bị bệnh, nghi bị bệnh tại các điểm, cơ sở giết mổ lợn hoặc trong quá trình vận chuyển; các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt lợn tươi, giăm bông, xúc xích,….; tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh; đề nghị các tổ chức quốc tế, các nước hỗ trợ chủ động ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến bệnh dịch tả lợn châu Phi; tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Thủ tướng Chính phủ bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam; đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí trong trường hợp phát hiện lợn, các sản phẩm của lợn dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi và buộc phải tiêu hủy.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng cần thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật đến người chăn nuôi, tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, tránh gây hoang mang trong xã hội.

Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự xâm nhiễm và lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp, các Bộ, ngành liên quan để phòng chống dịch bệnh động vật có hiệu quả.

Yêu cầu các Bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm công điện này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dịch tả lợn châu Phi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Theo thống kê trước lũ năm 2024, cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.
Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nối, hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp
Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.
Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động