Thứ tư 06/11/2024 08:18
Phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới

Tạo sức bật cho thương mại biên giới

Bộ Công Thương vừa qua đã ban hành Quyết định Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Lào và biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Đây được xem là động lực thúc đẩy phát triển thương mại biên giới trong thời gian tới.

Theo ông Lê Biên Cương - Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương), hiện tại, hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam - Campuchia còn nhỏ lẻ, phân tán, dẫn tới các DN xuất nhập khẩu (XNK) phải ký kết hợp đồng với nhiều đối tác để XNK hàng hóa, gây lãng phí và khó khăn cho việc hình thành mối quan hệ lâu dài trong chuỗi cung ứng. Trong khi đó, kho bãi và dịch vụ kho bãi hiện mới đang trong quá trình ra đời và hoạt động, hầu hết là của các chủ hàng riêng lẻ tự phục vụ mình là chính chưa được tổ chức phát triển theo quy hoạch và hướng theo chuyên nghiệp, hiện đại.

“Trong hoạt động XNK, nhất là xuất khẩu, nếu không có kho bãi thì sẽ luôn bị động, phụ thuộc, các DN thường xuyên phải kinh doanh theo kiểu ngắn hạn, từng thương vụ một. Do đó, nhu cầu về dịch vụ hậu cần (dịch vụ logistics), đặc biệt trong đó là dịch vụ về kho bãi phục vụ hoạt động xuất khẩu là cần thiết và cấp bách” - ông Cương khẳng định.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Lào và Campuchia qua các cửa khẩu biên giới trong thời gian qua luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá và ổn định và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Quy hoạch được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào và thương mại Việt Nam - Campuchia. Đề án được thực hiện dựa trên mục tiêu phát triển hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu đồng bộ, tích hợp trong dịch vụ logistics, từng bước đi vào chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng đầy đủ và thường xuyên nhu cầu tập kết, lưu giữ và bảo quản hàng hóa XNK, thúc đẩy hoạt động XNK.

Theo quy hoạch của đề án, đến năm 2025, hệ thống kho bãi đáp ứng 100% nhu cầu về diện tích, sức chứa của hàng hóa XNK tại khu vực cửa khẩu. 80% kho bãi cung cấp đủ các dịch vụ quan trọng và cần thiết cho quá trình tập kết, lưu giữ, chỉnh lý, bảo quản, xếp đặt, kiểm tra và làm thủ tục hải quan hàng hóa XNK. Nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới để đưa vào hoạt động ít nhất 1 kho bãi/khu vực cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính nhằm đáp ứng nhu cầu XNK hàng hóa.

Theo Vụ Thương mại biên giới và Miền núi, trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam - Campuchia hiện có 19 khu kinh tế cửa khẩu, 18 cửa khẩu quốc tế, 20 cửa khẩu chính, trên 43 cửa khẩu phụ cùng nhiều đường mòn. Với đề án mới được phê duyệt,tại các cửa khẩu có quy mô XNK lớn, triển vọng tăng trưởng cao mang tính ổn định thì hệ thống kho bãi sẽ được đầu tư có sức chứa lớn đa dạng về công năng, từng bước liên kết và hợp nhất thành các khu, cụm kho bãi tập trung, kiên cố và hiện đại. Tại các khu vực cửa khẩu có lượng hàng hóa không lớn và thiếu tính ổn định sẽ tập trung xây dựng các kho bãi vừa, bán kiên cố, năng động về công năng và mục đích sử dụng, phục vụ cho hoạt động XNK biên mậu của các thương nhân nhỏ lẻ và cư dân biên giới.

Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần