Chủ nhật 11/05/2025 01:04

Tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh song không chủ quan trong phòng chống dịch

Chiều 28/4, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, nhấn mạnh dịch bệnh đã cơ bản được đẩy lùi, lúc này cần xem xét nới lỏng các biện pháp kiểm soát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”.

12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng

Tại cuộc họp, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đến 11h ngày 28/3, thế giới ghi nhận hơn 3 triệu trường hợp mắc Covid-19 tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ; có 211.609 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, ghi nhận 270 trường hợp mắc, trong đó có 230 trường hợp đã khỏi bệnh; 48 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở khám chữa bệnh; 3 bệnh nhân diễn biến nặng, trong đó bệnh nhân số 20 và 161 đang tập cai thở máy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các địa phương cân nhắc không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu của Thủ tướng để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân

Ban Chỉ đạo cho biết, có 5 trường hợp khỏi bệnh nhưng được xét nghiệm dương tính trở lại đang được theo dõi, cho thấy tính phức tạp trong cơ chế lây nhiễm của SARS-CoV-2, do đó cần đánh giá và triển khai đúng các biện pháp phòng, chống nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt đối với các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng, nhưng không biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ.

Cũng theo Ban chỉ đạo, hiện cả nước có 112 phòng xét nghiệm Realtime-PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 (công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày), trong đó 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 (công suất tối đa khoảng 14.300 mẫu/ngày).

Bên cạnh đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với trường Đại học Nagasaki (Nhật Bản) thực hiện nghiên cứu và phát triển loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể. Điểm nổi bật là sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác. Sinh phẩm do Việt Nam sản xuất có nhiều ưu điểm là có thể sử dụng rộng rãi cho tất cả các tuyến từ tuyến huyện; độ nhạy và độ đặc hiệu cao khoảng 95% sau khi bị nhiễm 8 ngày; giá thành của sinh phẩm này rẻ, chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm. Hiện nay, Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm này để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nếu thành công, Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể và thương mại hóa.

Về việc sửa Nghị quyết số 20/NQ-CP về xuất khẩu khẩu trang, Ban Chỉ đạo đã thống nhất phương án bãi bỏ chế độ cấp giấy phép và cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu khẩu trang y tế mà không hạn chế số lượng, không bị ràng buộc về điều kiện xuất khẩu. Căn cứ diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để bảo đảm cung ứng đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước.

Tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh song không chủ quan trước nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh

Tại cuộc họp, bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 mới nào trong cộng đồng, đặc biệt là tại các vùng có nguy cơ cao được công bố trước đó đều không có ca lây nhiễm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, với 270 ca nhiễm Covid-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Lãnh đạo Bộ Công Thương tham dự cuộc họp thường trực Chính phủ tại điểm cầu Bộ Công Thương

“Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được Covid-19. Do đó, cuộc họp hôm nay sẽ tiếp tục bàn về việc tháo gỡ, nới lỏng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng và tập trung thảo luận về một số biện pháp trong trạng thái “bình thường mới”…” - Thủ tướng nói và nhấn mạnh chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt là những người làm công tác phòng, chống dịch lúc này chưa phải là lúc xả hơi, nghỉ ngơi. Các cơ quan chức năng phải tiếp tục thực hiện công tác ngăn chặn, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch một cách kịp thời, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

“Người đứng đầu chính quyền cơ sở phải kiên quyết thực hiện đúng các biện pháp đã nêu ra, đặc biệt là tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ các biện pháp phòng dịch” – Thủ tướng nói và đặc biệt lưu ý các địa phương, các ngành cần tập trung các lực lượng, các giải pháp để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào Việt Nam, nhất là khu vực biên giới đường bộ, các đường mòn, lối mở vùng biên.

Tuy nhiên, Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương cân nhắc không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu của Thủ tướng để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân.

Thủ tướng cho rằng, cần nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, khởi động tích cực, tăng tốc phát triển kinh tế ở lĩnh vực có hệ số an toàn cao và nhấn mạnh chủ tịch UBND các địa phương có thể xem xét nới lỏng một số ngành khác để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các khu công nghiệp, khu du lịch, các đô thị đông dân cư, chợ, siêu thị, các nơi có mật độ giao lưu, giao thương lớn cần thực thiện tốt công tác kiểm soát, đôn đốc thực hiện những biện pháp phòng chống dịch.

“Các địa phương và ngành giáo dục cần lưu ý việc bảo đảm an toàn khi học sinh đi học trở lại” – Thủ tướng nói và yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn thật cụ thể và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải căn cứ diễn biến dịch, hướng dẫn việc bảo đảm an toàn và quyết định việc tăng dần tần suất các chuyến bay nội địa, các chuyến tàu lửa, ô tô,… bảo đảm số chuyến, không để dồn ứ hành khách.

Đặc biệt tại cuộc họp, Thủ tướng lưu ý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong vấn đề mua các thiết bị y tế, nếu phát hiện tiêu cực, tham nhũng phải điều tra để xử lý nghiêm.

Về việc sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP về xuất khẩu khẩu trang, Thủ tướng đống ý với đề xuất cho phép xuất khẩu trang y tế nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp. Thủ tướng giao Bộ Công Thương đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất khẩu trang đáp ứng đồng thời nhu cầu dự trữ trong nước và xuất khẩu. Đồng thời các cơ quan chức năng phải đảm bảo thực hiện tốt coogn tác quản lý chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín quốc gia.
Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước