Thứ ba 22/04/2025 17:19

Tăng thuế thuốc lá để giảm số người sử dụng

Một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu giảm sử dụng thuốc lá 30% tương đối vào năm 2030 là tăng giá thông qua việc tăng thuế thuốc lá.

Lộ trình tăng thuế thuốc lá ở Việt Nam quá chậm

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trung bình một năm trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu người tử vong vì thuốc lá, có thêm 1 triệu người tử vong do thuốc lá thụ động, chiếm khoảng 14% số tử vong hàng năm trên toàn cầu. Việt Nam là 1 trong 15 nước sử dụng thuốc lá nhiều trên thế giới. Điều này sẽ có những hệ luỵ xấu đi theo đến xã hội rất nhiều.

Tăng thuế thuốc lá để giảm số người sử dụng

Trong Chương trình sức khỏe Việt Nam triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 - 2030 đặt mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá 30% tương đối vào năm 2030 so với tỷ lệ của năm 2015. Tuy nhiên đến nay, số lượng người hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn cao, đáng lo ngại xu hướng gia tăng ở giới trẻ.

Theo TS. Angela Pratt - Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu là tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế thuốc lá.

Ông Đào Thế Sơn – Trường Đại học Thương mại – chia sẻ: Thuế thuốc lá biện pháp hiệu quả nhất trong gói MPOWER (Giám sát sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng chống) của Tổ chức Y tế thế giới. Tổ chức Y tế thế giới tính toán, khi giá tăng 10% sẽ giảm tiêu thụ 4% ở các nước thu nhập cao; 5% ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình; khoảng một nửa hiệu quả là giảm lượng và một nửa là bỏ/không bắt đầu hút thuốc. Hiệu quả lâu dài có thể lớn hơn. Thanh niên và người nghèo là đối tượng đáp ứng tốt nhất đối với thay đổi về giá.

Thế nhưng, Việt Nam hiện là quốc gia có lộ trình tăng thuế thuốc lá chậm. Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá của Việt Nam là 75% giá xuất xưởng. Nếu tính trên giá bán lẻ mức thuế này chỉ chiếm khoảng 36-38%.

Giá thuốc lá hiện nay rất thấp, với các tỷ lệ thuế như vậy giá cuối cùng vẫn thấp. Điều này dễ gây chuyển giá từ khâu sản xuất sang khâu phân phối. Nếu tăng thuế thì vẫn tạo nhiều cơ hội cho người tiêu dùng chuyển từ dòng đắt tiền sang rẻ tiền”, ông Sơn phân tích.

Tăng thuế như thế nào là phù hợp?

Theo tính toán, chi phí/chi trả trung bình ở Việt Nam cho một bao thuốc hầu như không thay đổi sau 10 năm. Giá/thuế tăng hầu như không đáng kể trong giai đoạn từ 2010-2020 (mặc dù có các lần tăng thuế vào năm 2016, 2019). Tỷ lệ tổng thu thuế thuốc lá/GDP không thay đổi nhiều. Riêng trong giai đoạn 2005-2008 tổng thuế giảm, năm 2009-2010 có tăng nhưng sau đó lại giảm xuống, và luôn dưới mức 0,5%.

Đáng lo ngại, thị trường sản phẩm quá đa dạng, nhiều loại thuốc rẻ tiền, khiến người mua dễ dàng lựa chọn thay thế để giữ nguyên mức chi. Đây là nguyên nhân khiến số người hút thuốc lá tại Việt Nam còn cao.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, nâng lên mức thuế 70% giá bán lẻ các sản phẩm thuốc lá. Đồng thời đề xuất lộ trình tăng diện tích in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá. Đặc biệt, nghiên cứu đề xuất các chính sách phù hợp để quản lý chặt chẽ các điểm bán lẻ thuốc lá, tránh việc mua bán dễ dàng, khó kiểm soát. Với các nước có sử dụng thuế tỷ lệ/hỗn hợp thì nên chuyển sang cơ sở tính thuế là giá bán lẻ.

Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đến 2030 cũng đã được lên kế hoạch xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá cũng như tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại các khu vực công cộng. Ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha… trong cộng đồng.

Ông Đào Thế Sơn đưa ra thêm các lựa chọn như: Bên cạnh thuế tỷ lệ 75%, bổ sung mức thuế tuyệt đối ở mức 5000 đồng/bao vào năm 2023 và cứ hai năm lại tăng thêm 5000 đồng/bao. Hoặc áp dụng thuế tỷ lệ trên giá bán lẻ ở mức tương đương hoặc vừa tăng thuế tỷ lệ, vừa bổ sung thuế tuyệt đối ở mức tương đương. Bên cạnh thuế tỷ lệ 75%, bổ sung lộ trình thuế tuyệt đối ở mức 2.500 đồng/bao từ 2023, và cứ hai năm lại tăng thêm 2.500 đồng/bao. Với lựa chọn này, cần bổ sung các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá mạnh khác, như quản lý hệ thống bán lẻ, áp dụng bao tiêu chuẩn…

Mỗi năm Việt Nam khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Con số này sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030 nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: tác hại thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử