Thứ ba 13/05/2025 19:34

Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, tiền đóng bảo hiểm xã hội thay đổi như thế nào?

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở, mức đóng bảo hiểm xã hội, trần lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức hưởng lương hưu… sẽ thay đổi như thế nào?
Từ 1/7/2023 tăng lương cơ sở, mức đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi

Ngày 11/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, cả nước thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng, tăng 20,8% so với hiện hành (1.490.000 đồng/tháng).

Việc tăng mức lương cơ sở cũng sẽ thay đổi tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Thay đổi thứ nhất là tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tối đa sẽ tăng.

Theo quy định hiện hành tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tối đa là bằng 20 lần mức lương cơ sở, bất kể mức lương và phụ cấp lương của người lao động là bao nhiêu.

Với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 29.800.000 đồng. Nhưng khi áp dụng mức lương cơ sở mới, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tối đa là 36.000.000 đồng.

Thay đổi thứ hai là mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ tăng.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 và Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đều dựa vào lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở tăng thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 2 nhóm này cũng tăng theo.

Thay đổi thứ ba là mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng.

Theo Điều 63 Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.

Ngoài ra, khi lương cơ sở tăng thì nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội căn cứ theo lương cơ sở cũng tăng như trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi; dưỡng sức sau thai sản; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất hằng tháng; trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức sau điều trị…

Chẳng hạn, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở; mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở…

Như vậy, từ ngày 1/7/2023, một số trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội dự kiến tăng theo mức điều chỉnh tăng của lương cơ sở.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

Chi tiết lịch chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25/4

Sáp nhập tỉnh thành: Động lực mới cho ngành bảo hiểm nhân thọ

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Từ ngày 1/7/2025, nhóm đối tượng nào được tăng lương hưu?

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Prudential duy trì biên thanh khoản cao 193%

Manulife Việt Nam công bố báo cáo tài chính năm 2024

3 trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế

Điều kiện đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài

Prudential tổng kết 5 năm triển khai dự án “Đến trường an toàn” với Ngày hội An toàn giao thông cấp liên tỉnh

Manulife phát động cuộc thi “Đổi mới vì tương lai dân số Châu Á"

Các quỹ mở của Manulife IM Việt Nam đồng loạt báo lãi

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng

10 bảo hiểm xã hội khu vực hoạt động từ 1/4