Tăng học phí đối với một số cấp học, đại biểu quốc hội nói gì?

Theo các đại biểu Quốc hội, việc tăng học phí cần có lộ trình và phân loại đối tượng.
Bộ Giáo dục đề nghị không tăng học phí năm học 2021-2022 Nhiều trường đại học tăng học phí: Có thể tác động tiêu cực đến người học Vì sao học phí các trường quốc tế có giá bạc tỷ?

Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - đoàn Thái Bình cho hay, việc tăng học phí là theo quy định. Tại Nghị định 81 hay Nghị định 88 của Chính phủ cũng đều đã đưa ra lộ trình tăng học phí.

Bên cạnh đó, học phí cũng phải tính đúng, tính đủ. Tuy nhiên, Nhà nước cũng có các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc cho vay vốn ưu đãi để chi trả cho học phí. Nhưng sinh viên có vay hay không lại là theo nhu cầu của sinh viên.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - đoàn Thái Bình cho hay, việc dự kiến tăng học phí ở một số nơi trong thời gian gần đây là do chính sách của từng địa phương và đã có sự cân nhắc, tính toán từng đặc điểm riêng song không thể vượt quá quy định của nhà nước
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung - đoàn Thái Bình cho hay, việc dự kiến tăng học phí ở một số nơi trong thời gian gần đây là do chính sách của từng địa phương và đã có sự cân nhắc, tính toán từng đặc điểm riêng song không thể vượt quá quy định của nhà nước

"Việc dự kiến tăng học phí ở một số nơi trong thời gian gần đây là do chính sách của từng địa phương và đã có sự cân nhắc, tính toán từng đặc điểm riêng song không thể vượt quá quy định của nhà nước. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là đối với giáo dục phổ thông, Nhà nước phải có hỗ trợ cho người học, bởi chúng ta đã phổ cập bậc phổ thông cơ sở rồi và tiến tới đây sẽ phổ cập bậc phổ thông trung học", đại biểu Dung nêu quan điểm.

Về phía đại biểu Trương Xuân Cừ - đoàn TP. Hà Nội cho rằng, dịch bệnh COVID-19 có gây khó khăn cho một số gia đình, nhưng không phải toàn bộ, cho nên việc tăng học phí là cần thiết, nhưng cần làm rõ, phân loại, các đối tượng cho phù hợp. Trong đó, với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo cần xem xét miễn, giảm học phí; còn những trường hợp đời sống cao hơn so với mặt bằng chung thì việc tăng học phí là có cơ sở.

với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo cần xem xét miễn, giảm học phí; còn những trường hợp đời sống cao hơn so với mặt bằng chung thì việc tăng học phí là có cơ sở
Đại biểu Trương Xuân Cừ - đoàn TP. Hà Nội trả lời phỏng vấn

Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, việc tăng các loại phí, thuế, trong đó có học phí là áp lực khách quan. Phân tích cụ thể, ông Vân cho rằng chỉ số giá tiêu dùng tăng hơn trước rất nhiều và đây là tình hình chung khi các nước cũng chịu áp lực lạm phát, vấn đề khủng hoảng Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

Mặc dù nguồn cung không khan hiếm nhưng đứt gãy chuỗi cung ứng, dịch vụ cung cấp ngừng trệ dẫn đến chi phí cho giá thành và hàng hóa tăng lên, chỉ số giá tiêu cùng cũng tăng lên.

"Khi chi phí cho tất cả các hoạt động quản lý, sinh hoạt tăng, phải có nguồn bù đắp nên phải tăng thuế, tăng phí"- ông Vân nêu rõ và cho rằng phân tích này là xét trên góc độ của người sử dụng quản lý và dịch vụ. Còn người bị tác động là người phải đóng thuế, phí sẽ lấy nguồn đâu ra? Do đó phải có sự công bằng trong ứng xử, phải có sự chia sẻ rủi ro như nhau.

Ông Lê Thanh Vân chỉ ra, một bên muốn tăng phí vì những tác động khách quan, nhưng bên nộp phí cũng cần được chia sẻ, người đóng phí cũng chịu tác động bởi khách quan. Về chủ trương tăng học phí của Hà Nội và một số địa phương, việc tăng như thế nào phải tương ứng với tăng chỉ số giá tiêu dùng.

"Người đóng phí cũng chịu các tác động ngoại cảnh, là rủi ro chung nên phải có sự chia sẻ. Mức tăng học phí phải thể hiện được tính nhân văn, chia sẻ cả hai chiều. Tôi cho rằng hiện các dấu hiệu phục hồi kinh tế đã xuất hiện, khi có cơ sở bền vững thì tăng và tăng có lộ trình", ông Vân nhìn nhận vấn đề.

Trước đó, Hội đồng nhân dân TP, Hà Nội đã ra dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026.

Theo đó, mức học phí dự kiến đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa bảo đảm chi thường xuyên, năm học 2022 - 2023 ở vùng 1 và vùng 2 là 300.000 đồng/học sinh/tháng; vùng 3 là 100.000 - 200.000 đồng/học sinh/tháng; vùng 4 là 50.000 - 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Như vậy, theo từng cấp và khu vực, trừ bậc THPT vùng 1 và 2 có mức học phí tăng từ 217.000 đồng (năm 2021) lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, học phí các bậc còn lại đều tăng khoảng gấp đôi so với năm ngoái. Mức học phí dự kiến trong 5 năm tới có thể tăng gấp 4 lần.

Liên quan đến việc tăng học phí, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản góp ý dự thảo ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo của TP. Theo đó, mức tăng học phí của TP Hồ Chí Minh dự kiến gấp 5 lần so với hiện tại. Ở nhóm 2, học sinh bậc THCS, Giáo dục thường xuyên THCS tăng hơn 2 lần.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Xem thêm