Tăng cường thông tin tín dụng trong APEC

Thông tin tín dụng xuyên biên giới đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nền kinh tế, nhất là các quốc gia APEC. Xu hướng này có thể hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế mỗi quốc gia.
Tăng cường thông tin tín dụng trong APEC
Phân tích, xử lý thông tin tại CIC

Bên lề Hội nghị các quan chức cao cấp tài chính APEC (SFOM) trong khuôn khổ APEC 2017 tại Việt Nam, ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới”.

Theo Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới có vai trò quan trọng và cần thiết trong thúc đẩy chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nền kinh tế thành viên. Trên thực tế, tại những diễn đàn, hội nghị về tín dụng gần đây, trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới như khuôn khổ pháp luật, bảo mật dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, bảo vệ người tiêu dùng... được nhiều chuyên gia đề cập. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng quan tâm nhất định đến thông tin xuyên biên giới thông qua việc chủ động, tích cực tham dự các hội thảo khu vực và quốc tế. Điều này phản ánh quyết tâm thực hiện các cam kết mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực và thế giới.

Việc trao đổi thông tin tín dụng xuyên biên giới có vai trò quan trọng và cần thiết trong thúc đẩy chất lượng, hiệu quả hoạt động đầu tư, kinh doanh của tất cả các nền kinh tế thành viên.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu được giao dịch ngày một tăng thì việc tìm kiếm, xác nhận thông tin của các đối tác trong giao dịch mua bán hàng hóa rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nền kinh tế thành viên APEC với các khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực trong hoạt động thông tin tín dụng nói chung và vấn đề chia sẻ thông tin tín dụng xuyên biên giới nói riêng chưa đầy đủ; khuôn khổ pháp luật liên quan về bảo vệ người tiêu dùng, bảo mật dữ liệu cá nhân chưa đồng bộ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để phát triển hoạt động thông tin tín dụng xuyên biên giới, bên cạnh sự cần thiết phải đưa ra được những yếu tố chính, quan trọng trong xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, đồng thời, phải có thảo luận giữa các quốc gia để xây dựng dự thảo biên bản thỏa thuận hợp tác và từ điển dữ liệu.

Tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia (CIC) là cơ quan thông tin tín dụng hàng đầu, có chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của NHNN và pháp luật. Được biết, CIC đang tìm kiếm giải pháp trao đổi thông tin xuyên biên giới nhằm mở rộng nguồn thu thập thông tin để thực hiện kế hoạch hành động của NHNN ban hành cùng với Quyết định 1097/QĐ-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, để đảm bảo công bằng, minh bạch trong hợp tác đầu tư, giảm thiểu tối đa rủi ro do thông tin bất cân xứng mang lại, việc kết nối thông tin giữa các nền kinh tế thành viên APEC ngày càng trở nên cấp thiết. Do vậy, các nền kinh tế thành viên cần chú trọng tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hoạt động trao đổi thông tin tín dụng trong phạm vi APEC cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

Duy Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về phòng chống rửa tiền

Nhiều quy định mới về phòng chống rửa tiền

Luật hóa nợ xấu: Đặt nền móng pháp lý cho niềm tin tín dụng

Luật hóa nợ xấu: Đặt nền móng pháp lý cho niềm tin tín dụng

Ngân hàng chuyển đổi số sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

Ngân hàng chuyển đổi số sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

Ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ để đón chuẩn Basel III

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

WFIS 2025 vinh danh hai lãnh đạo công nghệ của Techcombank dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của ngân hàng

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Khai trương phòng chờ Techcombank Private Lounge

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Thủ tướng chỉ đạo công khai kết luận thanh tra vàng

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La