Thứ hai 25/11/2024 06:01

Tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc giao mùa

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp, ngoài ra còn các bệnh dị ứng và tiêu hóa.

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ chiên rán, ngủ đủ giấc là những cách đơn giản tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời tiết giao mùa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng.

Cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ chiên rán, ngủ đủ giấc là những cách đơn giản tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời tiết giao mùa

Cho trẻ uống sữa: Trẻ cần được uống sữa tối thiểu 1-2 năm đầu đời, ưu tiên bú sữa mẹ. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể có thể tăng cường khả năng miễn dịch thụ động. Sữa đặc màu vàng (sữa non) được tiết ra trong vài ngày đầu sau khi sinh giàu kháng thể, tốt cho trẻ sơ sinh. Trẻ lớn có thể uống thêm sữa bò, sữa hạt... bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin D, canxi, để tăng sức đề kháng.

Uống nước ấm: Trẻ uống nước lạnh khi nhiệt độ ngoài trời giảm có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm nhiễm. Phụ huynh nên cho con uống nước ấm, hỗ trợ cơ thể thải độc tốt hơn, tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn. Cơ thể có đủ lượng nước góp phần tăng cường trao đổi chất, tốt cho đường ruột và tăng cường miễn dịch.

Tránh lạm dụng kháng sinh: Bé có thể tăng sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch khi mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm nhẹ. Cha mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh như mua ở hiệu thuốc hay sử dụng lại đơn thuốc cũ. Uống kháng sinh không đúng chỉ định có thể phá vỡ hệ vi sinh vật và làm giảm miễn dịch.

Vận động mỗi ngày: Khả năng miễn dịch mà trẻ nhận được từ mẹ sau khi sinh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng. Cơ thể trẻ tự tạo ra kháng thể khi tiếp xúc với virus hoặc vi trùng khác và hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động. Bé nên chơi ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để nhận vitamin D, góp phần xây dựng hệ miễn dịch.

Vận động hợp lý vào mùa thu đông khi nắng ấm hay vào giữa sáng, giữa chiều... hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Bé tập thể dục còn giải phóng endorphin giúp tăng cường đề kháng. Trẻ có thể chơi thể thao hoặc đi dạo, vận động ở sân, tránh tập luyện quá sức.

Quản lý căng thẳng: Căng thẳng khiến cơ thể yếu ớt, dễ nhiễm trùng hơn. Phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ, tạo cơ hội cho con nói về điều khiến bé lo lắng, tham gia các hoạt động vui chơi.

Tiêm vaccine: Tiêm vaccine là cách chủ động bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Ngoài các vaccine cần thiết theo độ tuổi, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể tiêm phòng cúm hàng năm.

Ngủ đủ giấc: Trẻ cần giấc ngủ chất lượng, kéo dài khoảng 9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc giúp bé cải thiện khả năng miễn dịch, tinh thần sảng khoái. Phụ huynh khuyến khích con hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tắt tivi, điện thoại... một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ.

Ưu tiên thực phẩm tăng cường miễn dịch: Thực phẩm giàu dưỡng chất như kẽm (bí ngô, hạt vừng), protein (thịt gà, đậu nành, đậu xanh), axit béo (các loại hạt) nên có trong thực đơn hàng ngày của bé. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch.

Mùa thu đông là thời điểm trẻ dễ ho, dị ứng và gặp các rối loạn hô hấp khác. Phụ huynh có thể cho bé uống sữa ấm với một chút bột nghệ trước khi đi ngủ để ngon giấc, giảm đờm.

Lưu ý: Phụ huynh hướng dẫn bé cách phòng ngừa đơn giản để giữ sức khỏe như vệ sinh tay, dùng khuỷu tay che miệng khi ho và hắt hơi; tránh tiếp xúc với người mang bệnh; mang khẩu trang khi đến nơi đông đúc...
Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm bổ dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh