Thứ sáu 18/04/2025 05:19

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may và y tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong năm 2020, chiều ngày 10/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến với chủ đề “Thúc đẩy quan hệ doanh nghiệp Việt Nam -Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và y tế”.

Sự kiện có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, cơ quan quản lý, chuyên gia kinh tế, đại diện của các hiệp hội và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và y tế của Việt Nam và Ấn Độ.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, Việt Nam và Ấn Độ đang đứng trước những cơ hội lớn để đón đầu xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có hồi kết. Dệt may và y tế là hai lĩnh vực Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng hợp tác và phát triển.

Đại sứ Phạm Sanh Châu

Với ngành dệt may, cả hai nước đều có thế mạnh về xuất khẩu dệt may - hàng may mặc, tuy nhiên, đây là mối quan hệ bổ trợ tương hỗ, các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ cần hợp tác với nhau để chinh phục thị trường toàn cầu. Ấn Độ, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, quy mô dân số lớn sẽ là nguồn cung cấp vải, sợi chất lượng cho Việt Nam và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, với tổng quy mô toàn ngành dệt may Ấn Độ đạt khoảng 140 tỷ USD với nhu cầu tiêu dùng đa dạng, Ấn Độ cũng là thị trường lớn, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Trong lĩnh vực y tế, Ấn Độ hiện đứng thứ ba trên toàn thế giới về sản lượng, đứng thứ 14 về giá trị sản xuất thuốc và dược phẩm. Hiện có khoảng 700 công ty dược phẩm của Ấn Độ đã nhận được chứng chỉ sản xuất an toàn từ cơ quan quản lý thuốc và dược phẩm của Mỹ, EU, Australia và Nhật Bản. Việc sản xuất thiết bị y tế, thiết bị phẫu thuật và máy móc dược phẩm ở Ấn Độ đã phát triển mạnh. Trong khi Việt Nam là một đối tác nhiều tiềm năng, với nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng tăng lên. Việt Nam tiêu thụ trung bình 60.000 tấn dược phẩm mỗi năm.

Việt Nam hiện cũng là một trong hai nước ở Đông Nam Á xuất khẩu các sản phẩm bảo hộ y tế phục vụ chống Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhu cầu về một số sản phẩm bảo hộ y tế tại Ấn Độ là rất lớn.

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương - cho biết, ngành dệt may đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và là ngành xuất khẩu chủ lực thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam đang đối mặt với một số khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung, chuỗi cung ứng và đầu ra. Với các FTA quan trọng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đặc biệt Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực từ 1/8/2020, để được hưởng ưu đãi với thuế suất 0%, yêu cầu hàng dệt may Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu xuất xứ hai công đoạn, tức là nguyên liệu vải phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước trong Hiệp định, do vậy, Việt Nam mong muốn hợp tác nhiều hơn với Ấn Độ để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và xuất xứ hàng hóa, qua đó tận dụng triệt để lợi thế của các FTA này.

Bà Hoàng Ngọc Ánh - quyền Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam - cho biết, trước dịch Covid-19, hiệp hội thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham gia các sự kiện và hội chợ liên quan tại Ấn Độ. Bà Ánh cũng cho rằng, sau khi dịch Covid-19 bùng phát, Ấn Độ là một đối tác đáng tin cậy, không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu mà còn cả máy móc cho Việt Nam.

Trong thời gian diễn ra hội nghị, các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ đã có bài trình bày về thế mạnh, năng lực và nhu cầu hợp tác. Các doanh nghiệp nhất trí rằng, Covid-19 đã làm ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực nhưng cũng là bài học quan trọng để đa dạng hóa nguồn cung và hợp tác.

Trong phần hỏi đáp, bà Phạm Minh Hương, nguyên Giám đốc Điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về thực trạng ngành dệt may và cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực này.

Bùi Trung Thướng
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/4: Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Liman

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4: Kiev hứng chịu không kích chưa từng có

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/4: Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Shevchenko

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới