Thứ tư 25/12/2024 14:03

Tăng chỉ định thầu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin - cho”

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nếu tăng cường áp dụng chỉ định thầu thì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng “xin - cho”.

Sáng 23/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) với tỷ lệ 93,12% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Luật Đấu thầu (sửa đổi) gồm 10 Chương, 96 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.

Trước khi biểu quyết, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Ông Lê Quang Mạnh cho biết, về phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với doanh nghiệp nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước, dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Chính phủ đề xuất bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu hiện hành để không áp dụng Luật này đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc các dự án có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Tại Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội 2 phương án quy định trong luật về nội dung này. Qua tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được tiếp thu theo hướng đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và quyền tự chủ của doanh nghiệp, không thu hẹp hoặc mở rộng đối tượng quá mức; một mặt, bảo đảm việc đấu thầu mang lại lợi ích kinh tế cho bên mời thầu, mặt khác, bảo đảm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng, công khai, minh bạch.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định về phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu bao gồm: Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như thể hiện tại điểm a khoản 2 Điều 2 của dự thảo Luật.

Về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, ông Lê Quang Mạnh chia sẻ, Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 có quy định về “lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt” tại khoản 3 Điều 34.

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, một số ý kiến cho rằng, việc áp dụng cơ chế đặc biệt để lựa chọn nhà đầu tư là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa thể lường trước được trong tương lai.

Qua xem xét, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Đất đai hiện hành và dự thảo Luật Đất đai đang sửa đổi không quy định việc đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư có liên quan đến an ninh, quốc phòng. Vì vậy, việc quy định về nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt tại dự thảo Luật Đấu thầu là chưa thống nhất với dự thảo của Luật Đất đai.

Dự thảo Luật hiện còn nhiều yếu tố không bảo đảm tính minh bạch, chưa rõ ràng về quy trình, thủ tục, tiềm ẩn nguy cơ có thể bị lợi dụng chính sách, đặc biệt đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất để kinh doanh thương mại; hơn nữa, cho đến nay chưa có tiền lệ áp dụng cơ chế này.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, bỏ quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt tại khoản 3 Điều 34 của dự thảo Luật.

Về hình thức chỉ định thầu, có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ hơn các trường hợp và thẩm quyền quyết định các trường hợp chỉ định thầu để đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Ông Lê Quang Mạnh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp với cơ quan soạn thảo rà soát, chỉnh lý theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu; bên cạnh đó, rà soát, bổ sung Điều 23 của dự thảo Luật chỉnh lý, luật hóa một số trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đã được quy định tại Quyết định số 17/2019 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Có ý kiến cho rằng, việc chỉ định thầu nên mở rộng thêm ngoài những trường hợp như trong quy định, đề nghị thực hiện phương pháp chỉ định thầu giảm giá vì có những trường hợp mang lại hiệu quả cao hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, ý nghĩa của hoạt động đấu thầu trong những năm qua một mặt mang lại lợi ích cho bên mời thầu, nhằm lựa chọn nhà thầu cạnh tranh về giá cả, chất lượng tốt.

Mặt khác, việc đấu thầu nhằm đảm bảo tính công khai, tính minh bạch, mang lại môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh. "Nếu tăng cường áp dụng chỉ định thầu thì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng “xin - cho”, làm giảm tính cạnh tranh do nhà thầu không thân quen với chủ đầu tư sẽ không có cơ hội được tham dự thầu, doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có cơ hội cạnh tranh" - ông Lê Quang Mạnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, hiện nay đấu thầu qua mạng đang được đẩy mạnh với thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian nên việc mở rộng chỉ định thầu là không cần thiết. Vì vậy, xin được giữ quy định như dự thảo luật, không mở rộng thêm các trường hợp chỉ định thầu.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng