Tầm quan trọng của việc vệ sinh đường hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa…hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu cha mẹ áp dụng đúng cách việc vệ sinh đường hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  

Tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Đường hô hấp bao gồm các cơ quan mũi, họng, xoang, thanh quản, đó là những cơ quan ở phía trên của đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với không khí nên rất dễ bị ảnh hưởng trước các điều kiện bất lợi của môi trường, gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên.

tam quan trong cua viec ve sinh duong ho hap cho tre so sinh va tre nho

Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm các bệnh lây qua đường hô hấp hoành hành. (Ảnh minh họa)

Hầu hết các bệnh đường hô hấp mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc đều có lây truyền thông qua đường hô hấp. Ban đầu có thể trẻ chỉ bị cảm lạnh, sau đó có thể dẫn tới viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tai giữa,…

Khí hậu nóng ẩm chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây bệnh phát triển. Đặc biệt, những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là thời điểm các bệnh lây qua đường hô hấp hoành hành.

Bên cạnh đó, các yếu tố khói, bụi…ô nhiễm môi trường xâm nhập vào các cơ quan hô hấp như mũi, họng…đều có thể gây ra bệnh đường hô hấp.

Bé nằm ở phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp cũng dễ gây khô mũi và gây kích ứng mũi họng.

Phòng bệnh chỉ từ hành động đơn giản

Để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ. Vệ sinh đường hô hấp trên là biện pháp bảo vệ đường hô hấp cho trẻ đơn giản nhưng vô cùng cần thiết cho trẻ nhỏ. Việc vệ sinh đường hô hấp sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, virus, vi khuẩn và các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường vào cơ thể.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý cơ thể trẻ còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện vì vậy khi vệ sinh nên sử dụng các sản phẩm phù hợp với độ tuổi. Nên cẩn trọng và thực hiện đúng quy trình, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi, họng.

Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ

Để phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trong những cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất là rửa bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

tam quan trong cua viec ve sinh duong ho hap cho tre so sinh va tre nho

Với trẻ nhỏ, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày làm giảm số lần và mức độ viêm mũi trong năm ở cả người lớn và trẻ em.

Với trẻ bị mắc các chứng nghẹt mũi, sổ mũi do viêm xoang, khói bụi khiến nhiều người khó chịu, việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm bớt tình trạng khó chịu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Vệ sinh họng, lưỡi, khoang miệng

Với trẻ lớn, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối phải pha đúng tỉ lệ. Về mùa lạnh, nên súc miệng nước muối ấm.

tam quan trong cua viec ve sinh duong ho hap cho tre so sinh va tre nho

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần vệ sinh miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn (Ảnh minh họa)

Với trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng bằng nước muối loãng, cha mẹ có thể dùng tưa lưỡi nhúng vào nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau kẽ răng, lợi cho trẻ. Với trẻ nhỏ cần lau cả lưỡi vì lưỡi trẻ có thể bị lên men, tưa, có nhiều vi khuẩn...

Tuyệt đối không được vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn, do cấu tạo dạ dày và thực quản của trẻ thẳng nên dễ bị nôn, trớ....

Việc súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do virus, vi khuẩn. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mỗi bữa ăn cũng cần lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập mạnh của siêu vi trùng gây bệnh.

Ngoài ra cần chú ý, nên đeo khẩu trang khi ở nơi đông người: Chiếc khẩu trang giúp hạn chế khói bụi, những hạt nước bọt li ti từ người xung quanh, phần nào bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn.

Cần tránh dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn dễ lây cho trẻ.

Không dùng nước ép tỏi nhỏ mũi cho trẻ vì tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc mũi của trẻ.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Kiểm soát an toàn thực phẩm, vì sao khó đến thế?

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Vụ ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc: Hơn 100 người đã xuất viện

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Xem thêm