Thứ tư 14/05/2025 23:16

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Trảng Bom

Sau bữa ăn chiều, gần 100 công nhân tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom) phải nhập viện, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Tối 15/5/2024, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom lần lượt tiếp nhận, cấp cứu cho 94 công nhân của Công ty TNHH Dechang Việt Nam (100% vốn Trung Quốc, đóng tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

Điều tra dịch tễ cho thấy, trong ngày 15/5, đơn vị cung cấp suất ăn cho Công ty TNHH Dechang Việt Nam cung cấp hơn 1.100 suất ăn chiều là món mì quảng gà cho công nhân của 5 chuyền của công ty. Có 400 công nhân của 2 chuyền ăn trước, trong số này có 94 công nhân có biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Tính đến 15h ngày 16/5, đã có 88/94 bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm đã được xuất viện, còn 6 bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại trung tâm. Dự kiến trong sáng 17/5, những bệnh nhân này sẽ được xuất viện.

Công nhân nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm - (Ảnh:Thái Hà).

Ngay sau khi xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm, lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom và Sở Y tế Đồng Nai đã đến thăm hỏi, động viên các công nhân. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện huy động lực lượng tập trung cấp cứu cho các công nhân. Sở Y tế Đồng Nai chỉ đạo các bộ phận liên quan điều tra, phân tích dịch tễ tìm nguyên nhân vụ việc; tăng cường truyền thông và cảnh báo về an toàn thực phẩm...

Công ty TNHH Dechang Việt Nam có khoảng 1.500 công nhân. Công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Hồng Phúc, mang thức ăn từ ngoài vào công ty.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Đồng Nai xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm lớn tại TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Trảng Bom làm gần 660 người nhập viện. Trong đó, có nhiều trường hợp phải điều trị dài ngày tại các bệnh viện.

Trước thực trạng trên, Sở Y tế Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác điều trị, điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Trong đó, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm. Thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm. Qua đó, thay đổi ý thức, hành vi, thói quen lựa chọn, sử dụng thực phẩm của người tiêu dùng.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online