Thứ bảy 23/11/2024 17:32

Tấm in kỹ thuật số của Việt Nam bị Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá tạm thời

Vừa qua, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR), thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, đã công bố quyết định sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá sản phẩm tấm in kỹ thuật số (Digital Offset Printing Plates) nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương cho biết, sản phẩm bị điều tra là tấm in kỹ thuật số có mã HS 8442.50 hoặc một số sản phẩm trong mã HS 3701.3000, 3704.0090, 3705.1000, 7606.1190, 7606.9190 và 7606.9290. Thời kỳ điều tra (POI) từ ngày 1/7/2018 đến ngày 31/3/2019 (9 tháng).

Tấm in kỹ thuật số của Việt Nam bị Ấn Độ áp thuế chống bán phá giá tạm thời

Trong kết luận sơ bộ DGTR xác định: Hàng hóa bị điều tra bán phá giá vào thị trường Ấn Độ; Hàng hóa bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Căn cứ theo đó, DGTR đề nghị áp thuế chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm bị điều tra. Mức thuế tạm thời được xác định dựa trên biên độ bán phá giá của từng doanh nghiệp của từng nước/vùng lãnh thổ; các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam là 0,76 đô la Mỹ/ mét vuông.

Trong thông báo kết luận sơ bộ, DGTR cũng đề nghị các bên liên quan có ý kiến bình luận trong vòng 40 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ. Thêm vào đó, cơ quan điều tra cũng cho biết sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ một số doanh nghiệp xuất khẩu (nếu cần thiết).

Để đảm bảo quyền lợi, Cục PVTM khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này có liên quan của Việt Nam chủ động, tiếp tục tham gia, hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin cho DGTR trong quá trình điều tra để đảm bảo kết quả tích cực cho vụ việc.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn