“Tâm chấn” RCEP trong dòng chảy thương mại châu Á

Như bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào tháng 11/2020 sẽ tạo ra kẻ thắng người thua. Trong “tâm chấn” RCEP, cơ hội và thách thức đối với các nước thành viên được đặt ra rõ ràng hơn.

Đầu tiên, việc tạo thuận lợi cho thương mại mang lại lợi ích ròng, và những lợi ích này thường rất đáng kể. Cam kết về dòng chảy thương mại gia tăng và thu nhập cao hơn luôn là một trong những điểm hấp dẫn chính của Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Với việc một số quốc gia châu Á đã chứng minh sự thành công của mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu, không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà hoạch định chính sách trong khu vực xem xét thương mại lớn hơn như một cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiệp định này đánh dấu lần đầu tiên một số nền kinh tế lớn nhất thế giới được kết nối thông qua một hiệp định thương mại. Đặc biệt, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện đã có những cam kết mới với nhau về cắt giảm hàng loạt thuế quan và mở cửa tiếp cận thị trường. Các thành viên RCEP đã dành 8 năm để thực hiện một loạt các cam kết về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử, hải quan và tạo thuận lợi thương mại... Nhiều cam kết trong văn kiện được thiết lập để mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho các doanh nghiệp trong khu vực. Ví dụ, thuế quan được thiết lập để giảm đối với hầu hết các sản phẩm vào hầu hết các thị trường. Nhiều lần cắt giảm thuế quan này sẽ diễn ra khi hiệp định có hiệu lực và một tỷ lệ lớn thuế quan sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.

“Tâm chấn” RCEP trong dòng chảy thương mại châu Á
RCEP mang lại cơ hội và thách thức với các nước thành viên

Thứ hai, tiền lệ được đặt ra bởi các FTA trước đây của châu Á, ở một mức độ nào đó cho thấy sự lạc quan về RCEP. Chẳng hạn, tổng thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng trưởng trung bình 11% hàng năm kể từ khi có FTA ASEAN - Trung Quốc và việc cắt giảm thuế quan quy mô lớn vào đầu năm 2010. Tương tự, Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - New Zealand năm 2008 dẫn đến tổng thương mại hàng hóa giữa hai nước mở rộng 13% mỗi năm cho đến năm 2019. Cả hai tốc độ tăng trưởng này đều nhanh hơn nhiều so với sự mở rộng thương mại toàn cầu nói chung trong cùng thời kỳ. Nhưng nếu chỉ tập trung vào tổng lợi ích thương mại từ các hiệp định như vậy sẽ bỏ qua những hậu quả địa lý lâu dài hơn, đặc biệt khi lợi ích thu được từ các FTA không thể được phân bổ đồng đều giữa các quốc gia hoặc ngay cả trong các quốc gia.

Trên thực tế, thương mại tự do làm tăng tốc độ tập trung địa lý của các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện mối quan hệ thứ bậc giữa cốt lõi của hệ thống kinh tế, mà đối với châu Á là Trung Quốc và các nước xung quanh. Điều này có nguy cơ khóa chặt các cấu trúc công nghiệp hiện có giữa các quốc gia, hạn chế khả năng vươn lên chuỗi giá trị. Những hậu quả tiêu cực này bắt nguồn từ cùng gốc rễ với lợi ích kinh tế. Những lợi ích tích cực do thương mại tự do tạo ra chủ yếu đến từ việc tiết kiệm hiệu quả, nhờ tập trung hóa và mở rộng quy mô sản xuất ở những địa điểm cạnh tranh nhất. Điều này dẫn đến chi phí trên đơn vị sản phẩm thấp hơn và cải tiến sản phẩm cho người tiêu dùng, đồng thời cải thiện lợi tức vốn cho người sản xuất.

Nhưng khi quy mô trở thành yếu tố phân biệt cạnh tranh chính, lợi ích của thương mại tự do có khả năng được chia sẻ đồng đều hơn, nếu các bên tham gia có quy mô tương đương, ở các giai đoạn phát triển kinh tế tương tự và có thế mạnh công nghiệp bổ sung. Ngược lại, các quốc gia không có ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế, hoặc có quy mô bất lợi đáng kể đối với các đối tác FTA có thể phải vật lộn để đạt được lợi ích đáng kể trong dài hạn. Rủi ro đối với các quốc gia như vậy là hoặc các hoạt động sản xuất quy mô nhỏ không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu chi phí thấp hơn, hoặc đơn giản là không thể phát triển các ngành công nghiệp nội địa cần thiết để tăng tốc và duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ hoạt động công nghiệp của châu Á sẽ tập trung nhiều hơn ở Trung Quốc, củng cố hệ thống phân cấp kinh tế và công nghiệp hiện có của khu vực, đồng thời khiến các nước đang phát triển nhỏ hơn có thể rơi vào vị thế ngoại vi cấp thấp hơn trong dài hạn.

Địa kinh tế của châu Á đang phát triển nhanh chóng. Trung Quốc đã tự khẳng định vị thế trung tâm kinh tế của khu vực và sẽ được hưởng tất cả những lợi ích tự củng cố về quy mô mà vị thế này mang lại. Quy mô thị trường, các nguồn lực sẵn có và sự phức tạp về kinh tế đều tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh công nghiệp siêu tốc của nước này so với các nước láng giềng trong khu vực. Những người tin chi phí tiền lương ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ dẫn đến việc di dời các hoạt động sản xuất sang các nước láng giềng có chi phí thấp hơn, nhưng chưa tính đến lợi ích mà quy mô mang lại cho cốt lõi của hệ thống kinh tế, đặc biệt về năng suất tương đối. Ví dụ ở châu Âu, Đức có thể có một số chi phí lao động cao nhất khu vực, nhưng điều này không ngăn được tỷ trọng của nước này trong tổng sản lượng sản xuất của châu Âu tăng từ 27% lên 30% trong thập kỷ qua.

Đây là lý do tại sao ASEAN luôn nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại tự do với các siêu cường kinh tế, trong đó có Trung Quốc. Quy mô kinh tế của Trung Quốc so với các nước láng giềng không cân đối và khả năng dẫn dắt ngành quá rõ rệt, đến mức không rõ bằng cách nào mà số lượng ngành công nghiệp cạnh tranh quốc tế vốn đã hạn chế của Đông Nam Á lại có thể phát triển hoặc thậm chí tồn tại. Đối với các cuộc thảo luận về việc chuyển ngành sản xuất sang Đông Nam Á, thực tế là thâm hụt hàng hóa sản xuất của khu vực với Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây: Từ 37 tỷ USD năm 2009 lên 139 tỷ USD vào năm 2019. Từ góc độ này có thể lý giải, việc Ấn Độ quyết định tạm thời không tham gia RCEP vì tham vọng phát triển cơ sở sản xuất và công nghiệp của riêng mình, như một phần trong chiến lược phát triển kinh tế của nước này, cũng như có thể phải đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị liên quan.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ dấy lên cảnh báo toàn cầu

Các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng cảnh giác trước sức mạnh ngày càng tăng của đồng đôla Mỹ. Indonesia đã bắt đầu hành động để bảo vệ đồng tiền của mình.
Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại”

Israel sẽ không tấn công trả đũa Iran; Tehran cảnh báo “chiến tranh thương mại” để thay thế cho đòn đáp trả quân sự từ phía Israel trong thời gian tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động