“Tài xế công nghệ” - Nghề tay trái an toàn cho dân công sở
Chọn nghề nghiệp “an toàn”
Một chiều cuối tuần đầu tháng 5, sau cuốc xe dài, anh Nguyễn Văn Long, chuyên viên của TS 24 Corp - công ty chuyên về công nghệ thông tin, dáng vẻ thư sinh với áo cổ cồn trắng, ghé quán cà phê RO22 (quận 1), tạm tắt ứng dụng, thảnh thơi ngồi nghỉ lấy sức cho những cuốc xe mới.
Cầm ly cà phê thơm trên tay, anh Long cho biết, anh là dân Quảng Bình, cách đây 10 năm, vào Sài Gòn học ĐH Công nghiệp và lập gia đình ở đây. Lương nhân viên văn phòng cũng đủ trang trải cho hai vợ chồng với cuộc sống giản tiện. Nhưng cách đây hơn 1 năm, khi đứa con đầu lòng ra đời, hai vợ chồng “phát sốt” với bài toán chi tiêu và anh gia nhập đội quân áo xanh để kiếm thêm.
Quen ngồi văn phòng, nên khi ra phố mưu sinh, nỗi lo an toàn, những va chạm trên phố và cả những câu chuyện xung đột ngoài xã hội khiến không ít lần làm anh nhụt chí, xong vì mưu sinh, lại phải...ra đường.
Anh Nguyễn Văn Long là chuyên viên của TS 24 Corp - một tài xế GrabBike |
Chạy riết rồi thành quen. Đến giờ, với anh Long thì: “Xe ôm công nghệ giờ là nghề tay trái của mình, không chỉ vì kiếm tiền, mà còn vì yêu thương và hai chữ..."an toàn".
Giải thích hai chữ an toàn, anh Long chia sẻ: hồi mới chạy GrabBike, tôi cũng không biết mình được "bảo vệ" như vậy, từ theo dõi hành trình của tôi trên đường, hỗ trợ của đồng đội và công ty khi gặp sự cố cho đến việc được mua bảo hiểm cho cả mình và hành khách.
Anh Long nói: “ Bao năm nay, có ai nghĩ đến việc chạy xe ôm mà được đồng nghịep hỗ trợ, được mua bảo hiểm miễn phí đâu, nhưng Grab làm được chuyện đó, đảm bảo cả bảo hiểm cho tài xế và cả hành khách. Điều này khiến tôi và các bác tài khác cảm thấy mình được trân trọng giá trị lao động và yên tâm hơn khi hành nghề. GrabBike giờ giống như một lựa chọn "nghề nghiệp an toàn" cho bản thân vậy”.
Cũng là nhân viên văn phòng, sau một thời gian tham gia làm nữ tài xế công nghệ, chị Châu Thị Út cho rằng, nếu nói về những lo ngại rủi ro, về an toàn, thì tài xế nữ còn đối diện với nhiều nguy cơ hơn.
“Xét cho cùng thì khó khăn của dân văn phòng đi cày thêm bằng nghề xe ôm công nghệ cũng là khó khăn chung của đời sống. Làm gì có nghề nào không có khó khăn và tuyệt đối an toàn! May mắn là đội ngũ tài xế GrabBike có tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ nhau rất vui vẻ. Người trước chỉ dẫn người sau những kỹ năng cần thiết để nhận nhiều cuốc xe hơn, khi gặp sự cố, có thể gọi trợ giúp nhanh hơn. Phía công ty cũng quan tâm và luôn đồng hành cùng các anh em tài xế, nên cũng yên tâm phần nào”, chị Út chia sẻ thêm.
Cộng đồng tài xế GrabBike luôn tương trợ lẫn nhau |
An tâm hơn vì có bảo hiểm an toàn tự nguyện từ Grab
Nhiều tài xế công nghệ xuất thân từ dân văn phòng cho biết, họ đã tìm thấy GrabBike - một công việc di chuyển, rong ruổi khắp nơi, tưởng như nhiều rủi ro nhưng lại an toàn nhờ những cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ đối tác và hành khách trên mọi hành trình của Grab.
Theo họ, mặc dù đầu vào tuyển dụng có vẻ khó khăn, vì các đối tác tài xế phải cung cấp hồ sơ lý lịch tư pháp, khám sức khoẻ, thậm chí, xe cũng được kiểm tra thực tế bởi người có chuyên môn để đáp ứng về mặt chất lượng nhưng đó chính là những yêu cầu giúp đảm bảo an toàn cho cả tài xế và hành khách.
Các bác tài được chấm 5 sao nhiều cũng có thưởng, được đào tạo chuyên nghiệp hơn về cung cách phục vụ khách, thông qua Học viện tài xế 6 sao. "Grab cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm này tự nguyện mua mua bảo hiểm hành trình cho cả đối tác tài xế và hành khách đặt xe công nghệ. Tổng đài 24/7 của Grab cũng luôn sẵn sàng nhận cuộc gọi, cam kết hỗ trợ xử lý nhanh tình huống khi khách hàng hay đối tác gặp sự cố. “ Điều đó khiến chúng tôi yên tâm như đang làm việc công sở vậy", anh Long chia sẻ thêm..
Nhịp sống và cả chất lượng sống của những nhân viên văn phòng như anh Long, chị Út..., đã thay đổi khi chọn GrabBike là một nghề tay trái để mưu sinh. Vượt qua những lo lắng ban đầu, tháo gỡ những lo lắng, họ đã từng bước ổn định cuộc sống và ngày càng gắn bó hơn với công việc của một tài xế công nghệ.