Thứ năm 26/12/2024 03:19

Tại sao doanh nghiệp ngành thép liên tục gặp khó, cần giải pháp hỗ trợ?

Nhiều doanh nghiệp ngành thép liên tục gặp khó nên rất cần giải pháp gỡ khó để phát triển ổn định. Đây là việc làm cần thiết cho phát triển kinh tế nói chung.

Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, đặc biệt một số ông “lớn” như thép Miền Nam, thép Việt, tôn Đông Á, tôn Hoa Sen… liên tục kêu khó, càng sản xuất càng thua lỗ.

Sản phẩm thép /V/ của Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - VNSTEEL

Nguyên nhân chính tác động đến khó khăn, thua lỗ cho ngành thép bởi ảnh hưởng căng thẳng từ Nga - Ukraine nên khủng hoảng giá nhiên liệu toàn cầu liên tục lập đỉnh tăng cao. Đặc biệt, biến động giá than- một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất gang thép bằng công nghệ lò cao liên tục tăng dẫn đến giá thành sản xuất các sản phẩm thép tăng mạnh.

Về phía doanh nghiệp sử dụng phế luyện thép, giá phế liệu cũng liên tục có chiều hướng tăng cao, hiện giá phế liệu đang dao động khoảng 600 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán thép thành phẩm tại khu vực phía Nam đang giao dịch chỉ khoảng 16 đến 16,5 triệu đồng/tấn; phía Bắc khoảng 15 đến 15,5 triệu đồng/tấn. Như vậy, chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào lớn hơn giá thép thành phẩm, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá thép toàn cầu đã trải qua nhiều đợt điều chỉnh giảm từ giữa quý II/2022.

Về tiêu thụ thép, nguyên nhân lạm phát làm giảm sức mua của người tiêu dùng cùng với chính sách Covid của Trung Quốc khiến nhu cầu thép tại các thị trường xuất khẩu chủ lực này bị thu hẹp.

Bên cạnh đó, các công trình xây dựng lớn trong nước cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, phần lớn do tác động giá nguyên vật liệu tăng cao hơn so với dự toán ban đầu; cùng với việc giải ngân vốn đầu tư công quá chậm, ngân hàng thì siết chặt cho vay… Từ những yếu tố căn bản đó kéo theo nhu cầu tiêu thụ “bí” đầu ra, sản lượng ngày một giảm nhiều, không chỉ ảnh hưởng riêng cho ngành thép mà còn tác động khó khăn chung cho cả nền kinh tế.

Thực tế này đã khiến không ít doanh nghiệp ngành thép lâm vào cảnh loay hoay, công nhân "bí" việc. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, hiện doanh nghiệp này chỉ sản xuất khoảng trên 60% công suất. Tồn kho tới khoảng gần 100 ngàn tấn thép các loại, khiến cho doanh nghiệp gặp khó, ảnh hưởng lớn đến việc làm, đời sống và thu nhập của người lao động cũng giảm đáng kể.

Đối với Công ty Tôn Tân Phước Khanh- Tổng Giám đốc Đỗ Văn Tơ cho biết: Hiện nay công ty đang chạy với công suất chỉ đạt khoảng 20%, tiêu thụ đạt khoảng 15% so với cùng kỳ tháng 7 năm 2021. Theo đó, công nhân nhà máy gần như nghỉ thay ca nhau làm việc khiến đội ngũ lãnh đạo công ty đang rất loay hoay, đau đầu không chỉ về đầu ra mà còn thu nhập, việc làm cho người lao động.

Là công ty chuyên sản xuất về tôn, có thị phần tiêu thụ rất tốt, đặc biệt xuất khẩu nằm trong “Top” đầu của ngành thép, xuất khẩu chiếm khoảng 50% tổng công suất thiết kế; lợi nhuận liên tục tăng cao qua các năm, tuy nhiên, đến thời điểm này cố gắng hết sức cũng chỉ tiêu thụ chỉ đạt được khoảng 80% so với cùng kỳ- ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tôn Đông Á - cho biết.

Để tạo việc làm ổn định cho người lao động, đầu ra của doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng tốt, đóng góp lớn vào ngân sách, theo ông Bùi Thanh Cảnh- Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam – VNSTEEL việc đầu tư công cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Bên cạnh đó, các ngân hàng tăng cường cho vay đầu tư các công trình xây dựng. Về phía nhà nước, Chính phủ quan tâm có biện pháp bảo hộ như gia hạn thuế tự vệ… đồng thời, các chính sách kinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát cần được thực thi rốt ráo để tạo động lực cho ngành thép khởi sắc trở lại.

Kim Tuyến

Tin cùng chuyên mục

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc