Doanh nghiệp dệt may mong được hỗ trợ từ các Thương vụ Việt Nam

Doanh nghiệp dệt may mong muốn được kết nối chặt chẽ hơn với các Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng thị trường.
Bộ Công Thương hỗ trợ kỹ thuật, kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày “Điểm mặt” thách thức của dệt may Việt Nam nửa cuối năm 2022

Chiều 29/7, Hội thảo kết nối cung cầu chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam sau đại dịch đã diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị và nguyên phụ liệu 2022. Hội thảo thu hút đông đảo doanh nghiệp, chuyên gia tham gia với mục tiêu kết nối nguồn nguyên liệu sản xuất, phục vụ xuất khẩu.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Năm 2022 các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thể hiện rõ rệt qua kết quả xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay đã tăng 21,6% so với cùng kỳ.

Dù vậy, theo ông Hồng, 6 tháng cuối năm thị trường rất khó khăn, xuất phát từ lạm phát ở một số quốc gia cũng như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, ảnh hưởng đến sức cầu. Minh chứng rõ rệt là từ tháng 7/2022, rất nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với tình trạng lượng đặt hàng thấp từ đối tác nhập khẩu. Ngoài ra, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu nguyên phụ liệu sản xuất cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.

Doanh nghiệp dệt may mong được hỗ trợ từ các Thương vụ Việt Nam
Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean cũng dự báo: Tình hình sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp dệt may. Theo đó, công ty ông Việt xuất khẩu dệt may vào EU, Mỹ đang giảm 30-40%. Thậm chí tới đây thị trường Nhật Bản cũng sẽ giảm mua và dự báo giảm mạnh vào quý I/2023.

Trong bối cảnh khó khăn nối tiếp khó khăn, các doanh nghiệp cho biết chỉ có cách kiểm soát chi phí; tiếp tục đầu tư nâng cấp máy móc, công nghệ; nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn của nhãn hàng, nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng thêm các thị trường mới thông qua các chương trình kết nối hợp tác, hội chợ. Dù vậy, đây chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu về dài, các doanh nghiệp cho rằng cần có sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, cụ thể là các Tham tán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp thông tin, kết nối với nhà nhập khẩu.

“Thông qua các Tham tán thương mại, Thương vụ ở các nước chúng tôi mong muốn được hỗ trợ tìm kiếm đầu ra và nguồn nguyên liệu uy tín hơn, hiệu quả hơn”- ông Phạm Văn Việt chia sẻ.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5