Chủ nhật 22/12/2024 23:39

Tài sản các tỷ phú giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 biến động ra sao?

Trong khi thị trường chứng khoán liên tục “lao dốc” khiến tài sản của các tỷ phú Việt cũng bốc hơi mạnh và kéo theo bảng xếp hạng cũng thay đổi.

Tài sản các tỷ phú Việt Nam bốc hơi hàng tỷ USD

Đầu tháng 4, tạp chí Forbes đã công bố danh sách tỷ phú toàn cầu năm 2022, trong đó Việt Nam góp mặt 7 tỷ phú với tổng giá trị khối tài sản ròng đạt mức 21,3 tỷ USD, gồm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Group Trần Bá Dương.

Tuy nhiên, từ đó đến nay thị trường chứng khoán Việt đã trải qua nhiều thăng trầm và đặc biệt lao dốc mạnh trong tháng 9 với nhiều phiên giảm sốc, gần như xóa sạch thành quả hồi phục trong 2 tháng trước đó.

Trong tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không mấy khả quan. Đặc biệt, ngay phiên giao dịch ngày 3/10, áp lực bán mạnh, kèm thanh khoản lớn đã khiến VN-Index mất 45,67 điểm, quay về đáy mới của hơn 1,5 năm qua tại mốc 1.086 điểm. Mặc dù sau đó, chỉ số VN-Index có nhịp phục hồi trong một số phiên nhưng lại nhanh chóng trả điểm và quay về mốc 1.013 điểm khi kết thúc phiên giao dịch buổi sáng ngày 11/10.

Các tỷ phú Việt "bốc hơi" hàng tỷ USD sau khi thị trường chứng khoán lao dốc

Qua đà giảm của chỉ số VN-Index, tài sản nhiều tỉ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam cũng có sự biến động lớn. Cụ thể, theo cập nhật của Forbes, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang ở ngưỡng 4,5 tỷ USD, giảm khoảng 1,9 tỷ USD so với tháng 4/2022. Nếu so với mức đỉnh 7,3 tỷ USD ghi nhận vào cuối năm 2021, tài sản của ông Vượng đã giảm 2,8 tỷ USD, tương ứng 38%.

Trên thị trường chứng khoán, mã VIC của Tập đoàn Vingroup đang giao dịch quanh mức 57.700 đồng/cp, giảm hơn 50% so với mức đỉnh hồi tháng 7/2021.

Mã cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát giảm sâu từ mốc 67.000 đồng (tháng 5/2021) xuống còn hơn 17.750 đồng (ngày 11/10/2022), tức giảm hơn 70%. Đà lao dốc của cổ phiếu này đã “thổi bay” hàng tỷ đô tài sản của ông Trần Đình Long, giảm từ 3,2 tỷ USD xuống 1,5 tỷ USD.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank hiện là người giàu nhất lĩnh vực tài chính ngân hàng trên sàn chứng khoán cũng giảm 1 tỷ USD so với hồi giữa năm 2021. Ông sở hữu hơn 39,3 triệu cổ phiếu TCB, gián tiếp sở hữu hơn 188 triệu cổ phiếu MSN thông qua Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương. Theo đó, khối tài sản của ông Hồ Hùng Anh là 1,6 tỷ USD.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group cũng có tài sản vốn hoá sụt giảm trong thời gian qua. Hiện, ông Quang đang nắm cổ phần tại Masan Corp (doanh nghiệp nắm 31,2% cổ phần của Masan Group) và sở hữu Công ty Hoa Hướng Dương (đơn vị nắm 13,32% cổ phần của Masan Group bên cạnh 9,4 triệu cổ phiếu TCB. Khối tài sản vốn hoá của ông hiện 1,3 tỷ USD, giảm 0,6 tỷ USD so với cuối năm 2021.

Trong khoảng thời gian hơn nửa năm, cổ phiếu VJC giảm khoảng 20%, hiện ở mức 112.900 đồng/cp, còn HDB giảm 40% từ mức 31.100 đồng/cp. Với việc nắm giữ 47,4 triệu cổ phiếuVJC, 93,6 triệu cổ phiếu HDB, tài sản bà Nguyễn Thị Phương Thảo ước tính là 2,4 tỷ USD, khối tài sản của nữ tỷ phú này giảm khoảng 0,7 tỷ USD so với năm 2021.

Tỷ phú Trần Bá Dương là người có tài sản sụt giảm nhẹ nhất khi chỉ mất 100 triệu USD trong 9 tháng qua. Ông Dương xếp hạng 1.818 theo thống kê của Forbes với khối tài sản 1,5 tỷ USD.

Bảng xếp hạng tỷ phú Việt Nam thay đổi thế nào?

Theo dữ liệu của CafeF.vn cập nhật đến ngày 11/10/2022, bảng xếp hạng Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam có những biến động đáng kể.

Theo đó, tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup tiếp tục dẫn đầu với khối tài sản khoảng 156.519 tỉ đồng, bỏ xa nhóm còn lại.

Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cập nhật tới 11/10/2022

Xếp thứ 2 là ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty CP Phát triển Sunshine Homes, có tài sản vốn hóa khoảng 34.523 tỷ đồng.

Vị trí thứ 3 là ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 34.124 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Công ty cổ phần CP Tập đoàn Hòa Phát, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 33.966 tỷ đồng đang tạm xếp vị trí thứ 4.

Ở vị trí thứ năm là ông Nguyễn Đăng Quang, cổ đông lớn tại Công ty CP Masan, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 33.696 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Công ty CP hàng không Vietjet, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 33.176 tỷ đồng, đang xếp vị trí thứ 6.

Đứng ở vị trí thứ 7 là ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch công ty Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt đang sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 17.405 tỷ đồng.

Ông Bùi Thành Nhơn, cổ đông công ty Công ty Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 12.611 tỷ đồng đang tạm xếp vị trí thứ 8.

Vị trí thứ 9 thuộc về bà Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng), Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 12.338 tỷ đồng.

Ở vị trí thứ 10 là bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long), cổ đông lớn của Tập đoàn Hòa Phát hiện đang sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 9.555 tỷ đồng.

Tính tổng cộng, Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đang sở hữu khối tài sản gần 378.000 tỷ đồng.

Thế Tào
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày