Tái cơ cấu ngành Công Thương: Hiệu quả, thực chất

Ngày 1/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 2146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến nay, tái cơ cấu ngành Công Thương ngày càng đi vào thực chất và đạt được những kết quả tích cực. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) - xung quanh đề án này.

Thưa bà, Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đã được thực hiện 5 năm nay, làm thay đổi căn bản bộ mặt ngành, tiêu biểu là lĩnh vực công nghiệp. Xin bà chia sẻ rõ hơn về những thay đổi này?

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương không chỉ được thực hiện tại Quyết định số 2146 mà còn được chỉ đạo thực hiện thông qua Kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 tại Quyết định số 598 ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất tích cực phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để triển khai nhiều chương trình, đề án và kế hoạch hành động ở cấp độ khác nhau.

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Hiệu quả, thực chất

Theo đó, quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp đã đi vào thực chất hơn và ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Theo đó, ngành công nghiệp đã trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với mức tăng 7,16% trong giai đoạn vừa qua. Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của công nghiệp khai khoáng từ 8,12% năm 2015 xuống còn 5,55% năm 2020; tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo từ 14,27% năm 2015 lên đến 16,7% năm 2020. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành với tốc độ tăng bình quân đạt mức rất cao - 15,86% trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Đã có sự dịch chuyển mạnh từ các ngành mà thâm dụng lao động như ngành dệt may, da giày sang các ngành công nghiệp công nghệ cao như máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại… Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp với năng lực cạnh tranh toàn cầu ở mức khá cao - vị trí thứ 44 trên thế giới.

Đối với thương mại, quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương đã đóng góp như thế nào vào thành tích chung của hoạt động này, thưa bà?

Về xuất nhập khẩu, xuất khẩu ngày càng củng cố được vai trò là một trong những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế và với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm vừa qua rất cao, đạt 11,7% - thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. Điều này đã góp phần dịch chuyển thành công cán cân thương mại của Việt Nam từ thâm hụt thương mại trong giai đoạn trước đến thặng dư liên tiếp trong 5 năm trở lại đây. Quy mô xuất khẩu năm 2019 đã vượt mức 500 tỷ USD; con số tặng thặng dư kỷ lục cũng đạt được vào năm 2020 với 19,1 tỷ USD.

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Hiệu quả, thực chất
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa và giảm dần xuất khẩu các sản phẩm thô. Hàng Việt Nam đã có sự dịch chuyển sang các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Nhập khẩu được kiểm soát rất tốt và đáp ứng được nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất và tiêu dùng.

Cùng với thương mại quốc tế, thị trường trong nước cũng đã cho thấy vai trò quan trọng, là một trong những trụ cột trong tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ của chúng ta luôn ở hai con số, trừ năm 2020 là năm có sự tác động mạnh bởi dịch Covid-19. Thương mại điện tử đã là một trong những xu hướng phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một trong những kênh phân phối quan trọng ở thị trường trong nước.

Đối với hội nhập quốc tế, chúng ta đã dịch chuyển dần từ một quốc gia tham gia hội nhập trở thành quốc gia dẫn dắt hội nhập với việc chủ động trong đàm phán và ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có những FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay FTA Việt Nam - EU (EVFTA). Việt Nam đã trở thành một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới hiện nay với tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu trên GDP xấp xỉ 200%.

Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai những giải pháp gì, thưa bà?

Hiện nay, ngành Công Thương đã được Chính phủ giao xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu ngành Công Thương cho giai đoạn 2021 - 2030. Chúng tôi đã phối hợp các đơn vị thuộc Bộ, Viện nghiên cứu và cũng tham khảo ý kiến của các DN để xây dựng kế hoạch này, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2021.

Trước hết, để thực hiện tái cơ cấu thành công trong giai đoạn tới, vấn đề quan trọng nhất vẫn là thể chế. Chúng ta phải hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, cần nghiên cứu để xây dựng, đề xuất ban hành những luật liên quan đến những vấn đề mới như phòng vệ thương mại, thương mại điện tử… Bên cạnh đó, xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, như Chiến lược xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược phát triển thị trường trong nước; Chiến lược phát triển công nghiệp; Quy hoạch điện VIII, quy hoạch hạ tầng xăng dầu, khí đốt… Rà soát hệ thống cơ chế, chính sách, các nghị định, thông tư còn có sự chồng chéo, chưa tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp.

Song song với đó, phải tập trung đưa tái cơ cấu ngành Công Thương phát triển theo hướng đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số nền kinh tế; phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số như thương mại điện tử; tận dụng tối đa sự mở cửa của thương mại để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp chiến lược như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ năng lượng sạch. Đối với dệt may, da giày, chúng ta phải ưu tiên tập trung vào các khâu tạo ra những giá trị gia tăng cao, gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như cơ khí, ôtô, máy nông nghiệp, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện…

Ngoài ra, ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững theo hướng hiện đại và đi trước một bước so với tiến trình chung của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, làm tốt công tác thương hiệu để nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, khai thác tối đa với thị trường 90 triệu dân; đặc biệt quan tâm đến việc quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng buôn lậu để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhất cho hàng hóa của Việt Nam phát triển trên thị trường nội địa. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nâng cao chất lượng lao động để hỗ trợ DN nâng cao sức cạnh tranh.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu

Tin mới nhất

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt khẩn cấp Văn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Thạch Khoán (huyện Thanh Sơn) vì để xảy ra việc khai thác đất trái phép trên địa bàn.
Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Công an Thành phố Huế ra quyết định khởi tố vụ án với 3 đối tượng một công ty có địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Chi cục Thuế khu vực XIII ra thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của Công ty CP Tư vấn xây dựng thủy lợi Khánh Hòa do nợ thuế.
Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Cơ quan thuế khu vực IV công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn huyện Thanh Liêm – Bình Lục (Hà Nam) với tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng.
Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

UBND TP. Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH GodwayPharma về hành vi sử dụng nguyên liệu bột đạm đã hết hạn để sản xuất thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Cơ quan thuế khu vực XIV công khai danh sách 757 cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng.
Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên và Công ty TNHH Thương mại Nam Hưng (Quảng Trị) bị cơ quan thuế khu vực XI cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Chiều 13/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra lệnh bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cùng 4 đồng phạm về hành vi nhận hối lộ.
Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công ty Cổ phần Thép Vicasa – VNSteel vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt, đình chỉ hoạt động, buộc di dời nhà máy khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng, 95 doanh nghiệp tại 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh bị Chi cục Thuế khu vực XVI công khai danh sách nợ thuế.
Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng An Tân tại Gia Lai

Nợ thuế hơn 2 tỷ đồng, Công ty CP Xây dựng An Tân (Gia Lai) bị cơ quan thuế khu vực XIV cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Tuyên án 44 bị cáo trong đại án hối lộ lớn nhất Thanh Hóa

Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tuyên án 44 bị cáo trong đại án đưa, nhận hối lộ lớn nhất Thanh Hóa sau 2 ngày xét xử.
Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế hơn 18,8 tỷ đồng, Công ty CP Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị Chi cục Thuế khu vực III cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Công ty CP chế biến khoáng sản An Vinh (Nghệ An) bị cơ quan thuế khu vực X cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thành Đô 81 Bắc Giang và Công ty TNHH GHS Bình An bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Công an Hải Phòng đã xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng thành phố và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 trên mạng xã hội.
Hải quan Khu vực II

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Trong công tác kiểm soát, Hải quan Khu vực II đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn vận chuyển ma túy tinh vi, xuyên quốc gia.
Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế Công ty TNHH Nam Phúc, Công ty TNHH Lương Xuân An, Công ty TNHH Yên Hà và Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Tân Quang.
Tạm hoãn xuất cảnh 5 đại diện doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế

Tạm hoãn xuất cảnh 5 đại diện doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế

Cơ quan thuế khu vực X vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 5 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế.
Đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Bị can Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị cáo buộc liên quan đến lợi dụng chức vụ, trục lợi liên quan vụ Tập đoàn Thuận An.
Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Độ Quý tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Độ Quý tại Thanh Hóa

Nợ thuế hơn 1,2 tỷ đồng, Công ty TNHH Độ Quý (Thanh Hóa) bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Buộc di dời Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Tân Đông Dương

Buộc di dời Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Tân Đông Dương

Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Tân Đông Dương cùng bị xử phạt và buộc di dời nhà máy sản xuất.
Tạm hoãn xuất cảnh 4 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ do nợ thuế

Tạm hoãn xuất cảnh 4 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ do nợ thuế

Đội Thuế liên huyện Thốt Nốt – Vĩnh Thạnh (Chi cục Thuế khu vực XIX) vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 4 đại diện doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Cưỡng chế thuế Công ty Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ tại Bạc Liêu

Cưỡng chế thuế Công ty Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ tại Bạc Liêu

Nợ thuế hơn 2,7 tỷ đồng, Công ty CP Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ (Bạc Liêu) bị cơ quan thuế khu vực XX cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty thủy điện Hua Chăng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty thủy điện Hua Chăng tại Lai Châu

Nợ thuế hơn 1,4 tỷ đồng, Công ty CP thủy điện Hua Chăng tỉnh Lai Châu bị cơ quan thuế khu vực IX cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn.
Mobile VerionPhiên bản di động