Thứ hai 18/11/2024 23:16

Sức vươn của Quảng Ninh

Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) luôn được các đơn vị trong tỉnh quan tâm đã góp phần giúp Quảng Ninh bứt phá và liên tiếp giữ vững vị trí quán quân về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 3 năm (2017, 2018 và 2019).

Thành phố Cẩm Phả là một trong những địa phương có cách làm quyết liệt để nâng cao chỉ số DDCI – một trong những chỉ số khẳng định môi trường đầu tư kinh doanh luôn được nỗ lực cải thiện của Quảng Ninh. Thời gian qua, TP. Cẩm Phả đã triển khai nhiều giải pháp như: Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong tiếp cận thông tin, cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhất là những thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, quy hoạch, giải phóng mặt bằng; xử lý tốt các vấn đề xung đột lợi ích giữa người lao động với nhà đầu tư, thông qua đối thoại, tiếp xúc trực tiếp, chuyên mục hỏi đáp, đường dây nóng...

Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Để trở thành quán quân DDCI Quảng Ninh năm 2020, TP. Cẩm Phả đã tập trung chỉ đạo các dự án trọng điểm hoàn thành đúng tiến độ. Song song với đó, Cẩm Phả cũng tập trung kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng triển khai đầu tư các dự án có quy mô lớn, phù hợp với đặc thù của địa phương, nhằm phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên của thành phố, đặc biệt là kinh tế biển; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...

Chỉ số DDCI của Quảng Ninh liên tục được cập nhật, điều chỉnh để bám sát những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp quan tâm, không tránh né những vấn đề nhạy cảm, cầu thị và lắng nghe tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp. Đơn cử, giai đoạn 2016-2018, phiếu khảo sát tập trung vào chất lượng của bộ phận một cửa và thủ tục hành chính; đến giai đoạn 2019-2020, bổ sung vấn đề tiếp cận đất đai và chất lượng cơ sở hạ tầng. Năm 2020, Chương trình khảo sát, đánh giá được thực hiện đối với 13 địa phương và 21 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Chương trình có sự điều chỉnh so với các năm trước, như: Bổ sung nhiệm vụ nắm bắt thực chất năng lực của cộng đồng doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên tỉnh triển khai sử dụng khảo sát trực tuyến và đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp.

Sự đổi mới liên tục trong cách tiếp cận doanh nghiệp đã giúp Quảng Ninh ngày càng nhận được thiện cảm, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Điều này lý giải vì sao năm 2020 mặc dù là năm khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, tỷ lệ hồi đáp của doanh nghiệp đối với bộ chỉ số DDCI của tỉnh lại đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay (đạt 36,2%). So với các năm trước, tỷ lệ đồng ý với nhận định “Người lãnh đạo đã lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp” tăng mạnh (các năm trước chỉ khoảng 80%, năm 2020 đạt 91%), tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “Cán bộ gây khó khăn để trục lợi” đã giảm đáng kể (các năm trước là trên 20%, nhưng năm 2020 chỉ 3,7%).

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, mỗi năm khi thực hiện tham vấn cho Quảng Ninh về DDCI, các địa phương trong cả nước đều dành nhiều sự quan tâm, tìm hiểu. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng cũng như cách thức triển khai DDCI của Quảng Ninh ngày càng rộng lớn hơn, được quan tâm hơn. “Rất nhiều nhà đầu tư cũng đã bày tỏ, dù Quảng Ninh không có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nguồn lao động, vị trí địa lý… như một số địa phương khác trong cả nước, nhưng họ vẫn tìm đến tỉnh để đầu tư bởi họ nhận thấy tư duy luôn đổi mới, cầu thị của lãnh đạo tỉnh, được thể hiện bằng hành động chứ không chỉ là lời nói” - ông Tuấn cho hay.

Thời gian tới, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh để có nhiều sáng kiến, giải pháp mới… định vị và phát triển thương hiệu Quảng Ninh là địa phương có môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, thuận lợi, minh bạch, bền vững.
Hoàng Bách
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số