Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Ấn tượng Bộ chỉ số DDCI TP. Hồ Chí Minh triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và địa phương năm 2023

Ngày 18/11/2024, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?
Đại biểu tham dự hội nghị.

Đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, TP. Thủ Đức, các quận, huyện; đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; đại diện hợp tác xã, hộ kinh doanh… trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tham dự.

Nhiều điểm mới trong Bộ chỉ số DDCI năm 2024

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) - cho biết: Năm 2023, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) lần thứ 2 với phương châm hành động “Lắng nghe - Thấu hiểu - Đồng lòng - Đột phá”.

Kết quả khảo sát, đánh giá và xếp loại năm 2023 được thực hiện bởi đơn vị độc lập là Công ty Cổ phần Tư vấn Erns & Young đảm bảo tính trung thực và khách quan, thông qua bộ chỉ số được thiết kế mang tính đặc thù cho từng đơn vị của thành phố. Qua đó, giúp doanh nghiệp có những nhận xét đánh giá phù hợp và không bị chi phối bởi các đơn vị được đánh giá.

Hướng tới mục tiêu, tạo động lực cạnh tranh và cải cách tại cấp cơ sở thông qua xếp hạng thường niên, trao quyền cho cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan cùng chính quyền TP. Hồ Chí Minh liên tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác điều hành kinh tế hướng tới môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng, bền vững.

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?
Bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) - phát biểu khai mạc hội nghị.

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) TP. Hồ Chí Minh năm 2024. Đồng thời, giao ITPC chủ trì cùng với các sở, ban, ngành và địa phương của TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện với mong muốn tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành, địa phương, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng minh bạch, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực.

Theo bà Hồ Thị Quyên, Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh được xây dựng dựa trên nguyên tắc khách quan, khoa học, đảm bảo sự thống nhất, tính kế thừa, phát huy những kết quả đạt được từ DDCI năm 2023. Công tác đánh giá lấy doanh nghiệp làm trung tâm và tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào tất cả các khâu từ thực hiện khảo sát đến công bố kết quả và theo dõi hiệu quả sau khi công bố.

Các tiêu chí đánh giá hầu như không thay đổi so với năm 2023, tuy nhiên, vẫn có một số điều chỉnh để phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại các đơn vị; tinh giản một số chỉ tiêu không còn phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nhằm nâng cao khả năng đánh giá toàn diện.

“Một điểm mới nổi bật của chương trình khảo sát, đánh giá DDCI năm 2024 là việc bổ sung thêm 3 đơn vị vào đối tượng được đánh giá gồm: Văn phòng UBND Thành phố, Sở Nội vụ, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, giúp tăng số lượng các sở, ban, ngành được đánh giá từ 25 đơn vị (năm 2023) lên 28 đơn vị trong năm 2024”, bà Hồ Thị Quyên nói.

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Bên cạnh đó, trong Bộ chỉ số DDCI năm 2024 còn có thêm một số điểm mới, bao gồm: Việc tinh giản một số chỉ tiêu không còn phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nhằm nâng cao khả năng đánh giá toàn diện.

Cụ thể, đối với khối địa phương, Bộ Chỉ số DDCI năm 2024 giữ nguyên 10 chỉ số thành phần với 58 chỉ tiêu chung cho 22 địa phương và 52 câu hỏi phần phiếu khảo sát; giảm 1 chỉ tiêu chung không phù hợp.

Đối với khối sở, ban, ngành, Bộ chỉ số bao gồm 9 chỉ số thành phần bao gồm 38 chỉ tiêu chung cho 28 đơn vị và 63 chỉ tiêu đặc thù riêng cho từng đơn vị; giảm 1 chỉ tiêu chung, 1 chỉ tiêu đặc thù và tăng 3 chỉ tiêu đặc thù. Thêm một nét mới trong quá trình xây dựng Bộ chỉ số DDCI năm 2024, đó là việc áp dụng các tiêu chí đặc thù đối với 3 đơn vị bổ sung nhằm đảm bảo sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.

Đáng chú ý, Chỉ số Xanh, Chỉ số Sức khỏe và Môi trường sống cũng được triển khai nhằm hướng tới phát triển bền vững xanh. Việc lồng ghép các yếu tố môi trường và sức khỏe vào bộ chỉ số đánh giá không chỉ giúp bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn thúc đẩy thành phố xây dựng một nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Đây là cam kết mạnh mẽ của Thành phố trong việc phát triển kinh tế song hành cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường và cộng đồng.

Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Tại hội nghị, đại diện Hội đồng đánh giá DDCI TP. Hồ Chí Minh năm 2024 cũng cho biết: Hội đồng đánh giá DCCI năm 2024 áp dụng phương thức khảo sát trực tuyến kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà đầu tư chiến lược. Qua đó, đảm bảo tỷ lệ phản hồi hợp lệ đạt ít nhất 30% ở cả hai khối sở, ban, ngành và địa phương. Kết quả khảo sát sẽ được phân tích và báo cáo chi tiết, trong đó, có các đánh giá chuyên sâu và khuyến nghị phát triển cho các nhóm địa phương, sở, ban, ngành có xếp hạng cao và thấp.

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Gia Huy Chương - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ TP. Hồ Chí Minh, chủ trì phiên thảo luận tại hội nghị.

“Dự kiến, kết quả khảo sát sẽ được công bố vào ngày 15/12/2024. Việc triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) tại TP. Hồ Chí Minh năm 2024 không chỉ nhằm cải thiện chất lượng điều hành mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hộ kinh doanh trong và ngoài nước”, đại diện Hội đồng đánh giá DDCI thông tin.

Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương, sở, ban ngành có kết quả xếp hạng cao năm 2023 đều nhận định, việc triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương sẽ mang lại những đóng góp tích cực trong việc cải cách và hiện đại hóa nền hành chính công, nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy các hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh bền vững trong giai đoạn tới.

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?
Ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Kinh tế quận Phú Nhuận - đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận.

Tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Kinh tế quận Phú Nhuận - cho rằng, thời gian triển khai thực hiện khảo sát DDCI năm 2024 khá gấp rút là thách thức lớn đối với cả cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị được đánh giá. Chính vì vậy, công tác truyền thông về hoạt động cần được thực hiện tích cực, đồng bộ từ cấp thành phố, sở, ngành, quận, huyện đến từng cơ sở.

“Đối với doanh nghiệp, cần nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia khảo sát. Người đứng đầu hoặc cán bộ quản lý có tương tác trực tiếp với các đơn vị được đánh giá nên thực hiện phiếu khảo sát nhằm phản ánh đúng các vấn đề doanh nghiệp đang gặp”, vị đại diện UBND quận Phú Nhuận nhấn mạnh.

Cộng đồng doanh nghiệp tại hội nghị mong muốn được bảo mật thông tin doanh nghiệp, cá nhân người tham gia khảo sát để việc đánh giá khách quan, thực chất, tránh tình trạng làm cho có, cả nể, phản ánh không đúng thực tế.

Đồng thời chia sẻ kỳ vọng việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương sẽ giúp cải thiện tính minh bạch trong thông tin, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, giảm chi phí thời gian và chi phí không chính thức. Đây chính là những yếu tố góp phần xây dựng niềm tin của doanh nghiệp vào bộ máy hành chính.

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?
Doanh nghiệp nêu đề xuất, kiến nghị tại hội nghị.

Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Hồ Thị Quyên bày tỏ, hội nghị đã lắng nghe các chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, thảo luận cởi mở, từ đại diện hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác xã - bên sẽ tham gia khảo sát, đánh giá và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện - bên sẽ được khảo sát, đánh giá.

Các thông tin, góc nhìn được trao đổi hôm nay rất hay, rất tâm huyết, và rất sát với thực tế hiện nay. Chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp đã có sự nhìn nhận khách quan, xác đáng, và dành nhiều sự kỳ vọng, tin tưởng đối với Thành phố.

Để triển khai chương trình DDCI năm 2024 thật hiệu quả, bà Hồ Thị Quyên đề nghị các sở, ban ngành, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện với tinh thần trách nhiệm cao nhất, quán triệt nội dung, ý nghĩa và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra, phối hợp tích cực với ITPC trong quá trình triển khai đánh giá DDCI năm 2024.

Đồng thời, đề nghị các hiệp hội, các ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu nông nghiệp, khu công nghệ cao phổ biến rộng rãi đến doanh nghiệp, đề nghị toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố tích cực tham gia khảo sát đánh giá đối với các sở, ban, ngành, quận, huyện…; Hội đồng đánh giá, các chuyên gia, nhà tư vấn, công ty, nhà đầu tư nghiên cứu, góp ý thẳng thắn, khuyến nghị các giải pháp hiệu quả cho thành phố.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Long An: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2024

Ngày 29/11 tới, UBND tỉnh Long An sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024 với chủ đề “Long An – Kết nối đầu tư, phát triển bền vững”.
TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

TP. Cần Thơ: Vì sao thu hút đầu tư chưa xứng với tiềm năng?

Với vị thế là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ có nhiều lợi thế để phát triển, thế nhưng thực tế thu hút đầu tư lại chưa đáp ứng được kỳ vọng.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Sắp diễn ra Hội chợ xúc tiến sản phẩm nông nghiệp, OCOP Yên Bái tại Hà Nội

Hội chợ sẽ giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Yên Bái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...
Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Quảng Ngãi: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại núi Mang Kà Muồng

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lớn gây ra đối với điểm có nguy cơ sạt lở núi Mang Kà Muồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động