Chủ nhật 22/12/2024 23:12

Sức hút từ thị trường năng lượng Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc giai đoạn 2016-2020 là 10,6%; 8,5% giai đoạn 2021-2025 và 7% giai đoạn 2026-2030 thì Việt Nam hiện đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư năng lượng trong nước và quốc tế.    

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nêu rõ: cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 đến 195 triệu tấn dầu quy đổi; Tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 đến 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỉ kWh; tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030, 20 -30% vào năm 2045...

Xét về nguồn vốn đầu tư, từ nay đến năm 2030, ngành điện cần 148 tỷ USD. Ông Ousmane Dione, nguyên Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho rằng, tài chính từ khu vực công và nguồn vốn ODA sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư rất lớn của ngành điện. Bởi vậy, Việt Nam phải tăng cường huy động các nguồn vốn thay thế.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, việc các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn điện mà không cần bảo lãnh Chính phủ được xem là điểm tích cực minh chứng cho sức hút của thị trường năng lượng tại Việt Nam.

Ông Fang Yanshui - Tổng Giám đốc CMEC (một công ty thuộc Tập đoàn Sinomach Trung Quốc) cho biết: “Hiện chúng tôi đang tìm hiểu để đầu tư vào thị trường năng lượng ở Việt Nam, chúng tôi đánh giá cao chính sách mở cửa thị trường năng lượng của các bạn. Trong khi các doanh nghiệp trong nước am hiểu về địa phương, hiểu biết về luật pháp, cơ chế chính sách, trình tự, thủ tục… còn các nhà đầu tư nước ngoài lại có tiềm lực tốt về vốn, công nghệ, kinh nghiệm đầu tư, vận hành quản lý nhà máy… thì sự kết hợp hai bên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án và cho nhà đầu tư. CMEC mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai đầu tư các dự án phát triển nguồn điện”.

Được thành lập vào năm 1978, năm 2012, CMEC được niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (HKG: 1829) là một công ty thành viên chủ chốt của Tập đoàn Sinomach (top 500 công ty hàng đầu thế giới); với doanh thu khoảng 5 tỉ USD mỗi năm, CMEC chuyên về đầu tư và tổng thầu các dự án công nghiệp nói chung và các dự án năng lượng nói riêng: Nhiệt điện khí, Nhiệt điện than, Năng lượng tái tạo, Điện rác, Điện sinh khối….cùng các dự án hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, thương mại, triển lãm quốc tế...

Với định hướng hoạt động chủ yếu tại thị trường quốc tế, CMEC là đối tác chiến lược của rất nhiều chủ đầu tư, hãng sản xuất, nhà thầu quốc tế uy tín (như: GE, Siemens, B&V...) và các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn (BOC, ICBC, CCB, Standard Chartered, Credit Agricole...). Tháng 07.2013 CMEC và GE đã ký kết “Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện”, trong khuôn khổ của Thỏa thuận này, hai bên đã hợp tác đấu thầu và thực hiện thành công hàng loạt dự án trên toàn thế giới. Với Siemens, Dự án Điện khí Punjab 1263MW - Jhang Pakistan do CMEC làm tổng thầu và hỗ trợ thu xếp vốn dự kiến hoàn thành trong năm 2021, dự án sử dụng tổ máy cấp H hiệu suất cao của Siemens.

Trải qua hơn 40 năm phát triển, hiện CMEC đã có các dự án hiện diện ở hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số dự án do CMEC đầu tư hoặc góp vốn đầu tư: Dự án tổ hợp mỏ than và nhà máy nhiệt điện đốt than ThalNova & TEL 2x330MW (tổng công suất 660MW, tổng mức đầu tư: 1,04 tỉ đô la Mỹ); Dự án Khu công nghiệp Oragadam Industrial Park, Chennai, Ấn Độ (diện tích: 125ha, tổng mức đầu tư: 125 triệu Đô la Mỹ); và một số dự án hạ tầng, năng lượng tái tạo khác… Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, CMEC là nhà xuất khẩu tiên phong trong ngành công nghiệp thiết bị và sản phẩm điện tử của Trung Quốc, cung cấp chính các sản phẩm chế tạo kỹ thuật cao cho các tập đoàn quốc tế hàng đầu như GE, Caterpillar và Liebherr... CMEC là nhà cung cấp giải pháp năng lượng toàn diện cho Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008, Triển lãm Thế giới 2010 tại Thượng Hải...

Nhà máy Nhiệt điện khí Berezovskaya 427MW tại Belarus do CMEC làm tổng thầu

Hiện diện tại Việt Nam, theo xu hướng chung của ngành năng lượng thế giới, cũng như chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam, CMEC mong muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xây dựng các dự án nguồn có hiệu suất cao, thân thiện với môi trường, nhất là các dự án năng lượng sạch với các hình thức hợp tác, đầu tư đa dạng, linh hoạt, phát huy ưu thế nguồn vốn và kinh nghiệm của CMEC, phù hợp với chính sách của Việt Nam, góp phần giải quyết nhu cầu về điện năng tăng cao của Việt Nam trong những năm tới.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành