Sửa đổi Quyết định 24: Định hướng cơ chế giá điện theo tín hiệu thị trường

Việc sửa đổi Quyết định 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Quy định về thời gian, thẩm quyền điều chỉnh giá điện hàng năm và trong năm Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần Cảnh giác trước thông tin xuyên tạc sự thật về việc điều chỉnh giá điện

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Hoà – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương về vấn đề này.

Mới đây, Bộ Công Thương gửi Thủ tướng về Dự thảo quyết định thay thế Quyết định 24/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Xin ông cho biết những điểm mới của Dự thảo lần này?

Dự thảo QĐ 24 về cơ chế giá điện: Làm rõ hơn vai trò của các Bộ, ngành
Ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực

Nhiệm vụ nghiên cứu sửa đổi cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg (Quyết định 24) đã được Bộ Công Thương thực hiện từ lâu và đã trải qua nhiều lần trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24. Về cơ bản, một số quy định chính trong Dự thảo Quyết định được kế thừa từ Quyết định 24, như về thẩm quyền điều chỉnh giá bán điện bình quân, công thức tính và nguyên tắc chính của việc điều chỉnh giá điện.

Tại Dự thảo Quyết định, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất giữ nguyên thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá điện như tại Quyết định 24, theo đó nếu giá điện cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh, từ 5% đến dưới 10% thì EVN báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận trước khi thực hiện, từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô thì Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Công thức tính toán giá bán điện bình quân tiếp tục được áp dụng tương tự Quyết định 24, trong đó ngoài chi phí sản xuất kinh doanh điện dự kiến phát sinh trong năm của các khâu trong chuỗi sản xuất - cung ứng điện (bao gồm phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, điều hành - quản lý ngành), giá bán điện bình quân có tính đến các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện, đây là các khoản chi phí được phép tính nhưng chưa được tính vào giá điện ở những lần điều chỉnh trước.

Điểm mới của Dự thảo lần này so với Quyết định 24 đó là cơ chế điều chỉnh giá điện theo hướng rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện tối thiểu từ 06 tháng xuống 03 tháng; quy định cụ thể về hồ sơ phương án giá điện của EVN và quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, vai trò giám sát của các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan trong quy trình xây dựng và điều chỉnh giá điện.

Việc đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện bán lẻ tối thiểu từ 6 tháng xuống 3 tháng, theo ông việc điều chỉnh này có giúp cho việc quản lý, điều hành giá điện được hiệu quả hơn hay không?

Quyết định 24 quy định giá điện được xem xét điều chỉnh theo biến động thông số đầu vào ở thời điểm tính toán so với thông số sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành. Thực tế việc điều chỉnh giá bán điện bình quân các năm qua cho thấy để giảm thiểu ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân, mức điều chỉnh thực tế có thể thấp hơn so với phương án đề xuất của EVN và so với kết quả rà soát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này dẫn đến chi phí bị dồn tích do mức điều chỉnh không đủ để thu hồi chi phí phát sinh (sẽ có nhiều khoản chi phí chưa được tính đầy đủ hoặc chưa được tính vào giá điện).

Hiện nay, chu kỳ điều chỉnh giá điện quy định tại Quyết định 24 là tối thiểu 06 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất. Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ có ý kiến về việc nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình, có thể điều chỉnh giá điện nhiều lần trong năm để tránh gây tác động lớn đến kinh tế vĩ mô, đồng thời đảm bảo phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tới giá điện. Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 cũng đã yêu cầu một trong những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn giai đoạn trước 2025 là điều chỉnh kịp thời giá bán lẻ điện theo biến động thực tế của thông số đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá và rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện.

Với việc giá điện cần điều chỉnh theo lộ trình để giảm thiểu tác động tới kinh tế vĩ mô và khách hàng sử dụng điện, cần xem xét tới việc rút ngắn chu kỳ tối thiểu điều chỉnh giá điện để vừa đảm bảo chi phí không bị dồn tích quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN; bên cạnh đó cũng dần đưa giá điện thích ứng với sự biến động của các thông số đầu vào theo thị trường. Nội dung đề xuất này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý Dự thảo Quyết định đề xuất rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá từ 06 tháng xuống 03 tháng không có nghĩa là cứ 03 tháng điều chỉnh giá điện một lần mà còn tùy thuộc vào đánh giá tác động tới kinh tế vĩ mô, cũng như tùy thuộc vào kết quả tính toán cập nhật giá điện đã đủ mức để được xem xét điều chỉnh theo quy định hay chưa.

Dự thảo QĐ 24 về cơ chế giá điện: Làm rõ hơn vai trò của các Bộ, ngành
Về cơ bản, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mang tính kế thừa

thể khẳng định, Bộ Công Thương vẫn giữ vai trò chính trong điều hành giá điện, tuy nhiên vừa qua nhiều ý kiến cho rằng việc đề cập đến trách nhiệm của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê… là chưa hợp lý vì quy định đã có. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Trước hết, tôi khẳng định, Dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24 có tính kế thừa và chỉ điều chỉnh một số nội dung mới cho phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Chính phủ về thị trường năng lượng nói chung, thị trường điện nói riêng; phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập.

Và với vai trò là Bộ quản lý ngành, Bộ Công Thương vẫn giữ vai trò, trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện, cũng như là tham mưu Thủ tướng Chính phủ trong điều hành giá điện.

Trên cơ sở quy định về Quy chế làm việc của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan liên quan đã được quy định, việc tham gia quá trình xây dựng cơ chế, kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện là một trong những nhiệm vụ của các bộ, ngành.

Ở Dự thảo mới, chúng tôi chỉ làm rõ hơn (chứ không phải bổ sung) vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính có ý kiến tham gia với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về giá; Tổng cục Thống kê sẽ có trách nhiệm đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô; các Bộ, cơ quan liên quan (trong đó có Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) có ý kiến tham gia đối với các nội dung liên quan trong phạm vi được phân công quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.

Việc đưa vào dự thảo cũng là để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên đối với một cơ chế quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội theo tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Hội thảo đánh giá phát triển chiếu sáng tại các đô thị chỉ ra các thuận lợi cũng như vướng mắc khó khăn để từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển.
Tháng 5, EVN tập trung cho đường dây 500kV mạch 3 và dự án truyền tải nhập khẩu điện

Tháng 5, EVN tập trung cho đường dây 500kV mạch 3 và dự án truyền tải nhập khẩu điện

Trong tháng 5/2023, bên cạnh các dự án nguồn điện, EVN sẽ tập trung cao độ cho đường dây 500kV mạch 3 và các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào.
Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Tỉnh Lâm Đồng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đảm bảo cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm hè nắng nóng năm 2024.
Tháng 5, nắng nóng gay gắt, công suất đỉnh hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW

Tháng 5, nắng nóng gay gắt, công suất đỉnh hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 5/2024, nhu cầu phụ tải tăng cao, công suất cực đại của hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW
Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa

Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa

Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 148/QĐ-BQLKKT về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa.

Tin cùng chuyên mục

Tiến độ Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối ngày 8/5

Tiến độ Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối ngày 8/5

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực nhưng tiến độ thi công Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tăng cường hơn nữa nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024.
Chuyện nữ công nhân ngành điện

Chuyện nữ công nhân ngành điện

Yêu nghề, say công việc, những người phụ nữ ngành điện luôn vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
EVN kiến nghị gì để đẩy nhanh tiến độ Đường dây 500kV mạch 3?

EVN kiến nghị gì để đẩy nhanh tiến độ Đường dây 500kV mạch 3?

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực song công tác thi công đường dây 500kV mạch 3 vẫn còn những khó khăn, thách thức.
Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Ngày 7/5, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và EVN, EVNNPT về tiến độ đường dây 500kV mạch 3.
Tăng cường bảo vệ hành lang lưới điện cao áp mùa nắng nóng 2024

Tăng cường bảo vệ hành lang lưới điện cao áp mùa nắng nóng 2024

Với địa bàn quản lý rộng, đi qua nhiều khu vực rừng phòng hộ, vùng đông dân đã gây khó khăn trong quản lý vận hành một số tuyến đường dây điện cao thế.
Lào Cai: Huy động lực lượng khắc phục thiệt hại lưới điện do giông lốc

Lào Cai: Huy động lực lượng khắc phục thiệt hại lưới điện do giông lốc

Từ đêm 5/5 đến sáng 6/5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to kèm theo giông lốc diện rộng gây thiệt hại đối với hệ thống điện, nhiều cột điện đổ gãy.
EVNHANOI: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, năm 2024 nắng nóng sẽ đến sớm, gay gắt hơn và có thể xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ.
Thông tin mới nhất về tiến độ đường dây 500kV mạch 3, tuần đầu tháng 5/2024

Thông tin mới nhất về tiến độ đường dây 500kV mạch 3, tuần đầu tháng 5/2024

Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối vẫn đang gấp rút thi công với mục tiêu hoàn thành trong tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
PC Nghệ An triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng

PC Nghệ An triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa nắng nóng

Để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục mùa hè nắng nóng, PC Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp như tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, dịch chuyển phụ tải.
Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia thi công đường dây 500kV mạch 3

Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích tham gia đường dây 500kV mạch 3.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), trong 2 ngày 3-4/5, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Góp phần đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Góp phần đảm bảo cung ứng điện trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Số liệu thống kê cho thấy, tiêu thụ điện bình quân trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay giảm 8% so với ngày trước lễ và tăng rất cao so với cùng kỳ nghỉ lễ 2023.
Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

Tây Ninh: Phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án truyền tải điện

UBND tỉnh Tây Ninh vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và nhà đầu tư 2 dự án truyền tải điện, đảm bảo cung cấp điện cho địa phương và vùng lân cận.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định thế nào về thị trường điện?

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định thế nào về thị trường điện?

Ngày thứ 2 trong hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Điện lực bắt đầu với 3 chuyên đề trong dự thảo luật.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn kỹ thuật điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn kỹ thuật điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích ĐMTMN tự sản, tự tiêu bắt đầu lúc 14h00 ngày 4/5/2024.
Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện

Cần tháo gỡ điểm nghẽn trong quy hoạch, đầu tư các dự án nguồn điện

Công tác quy hoạch điện, đầu tư các dự án nguồn điện là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Hội thảo tham vấn kỹ thuật về cơ chế, chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dự kiến diễn ra vào 14h ngày 4/5/2023 tại Bộ Công Thương.
Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Khoảng cách và độ sâu bao nhiêu thì được xác định là một dự án điện gió ngoài khơi?

Chiều 3/5 hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tiếp tục diễn ra với chuyên đề "Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới".
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động