Chủ nhật 22/12/2024 16:26

Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: Cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH đề nghị cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế, đáp ứng mong chờ của cử tri.

Tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế

Chiều 24/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - đoàn Quảng Ngãi phát biểu tại phiên họp tổ Quốc hội

Đại biểu Huỳnh Thị Ánh Sương - đoàn Quảng Ngãi cho rằng, cần mở rộng đối tượng tham gia BHYT để mở rộng diện bao phủ. Trong đó bổ sung một số nhóm đối tượng như: người lao động có xác định thời hạn đủ 1 tháng trở lên thì được đóng BHYT; người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc theo hợp đồng lao động có xác định đinh thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

Đưa ra dẫn chứng, theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHYT năm 2023, tính đến 31/12/2023 số người tham gia BHYT là hơn 93,6 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT khoảng 93,35% dân số, bà Sương đề nghị, số còn lại đề nghị cần rà soát xem là những đối tượng nào để phân loại theo nhóm đối tượng, bổ sung quy định tham gia BHYT để tăng tỷ lệ BHYT toàn dân.

Theo Đại biểu Trần Đức Thuận (Đoàn Nghệ An), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT chủ yếu tập trung khắc phục vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện Luật BHYT. Việc sửa đổi làm rõ được trách nhiệm của người đóng và quyền lợi hưởng của người dân. Trong đó xác định rõ những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm ở các đối tượng cụ thể, mở rộng thêm các đối tượng có lợi hơn cho người dân.

Đề nghị sửa đổi về giải thích từ ngữ về giám định BHYT, Đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Đoàn Điện Biên) cho biết, việc sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT trong Luật BHYT hiện hành (khoản 6 Điều 2, khoản 1 Điều 29) là vấn đề cấp bách, cấp thiết để khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT kéo dài nhiều năm qua. Đặc biệt là trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách.

Bà Nguyệt đề nghị, bổ sung quy định về lập, giao dự toán chi khám chữa bệnh BHYT cho BHXH các tỉnh và cho cơ sở khám chữa bệnh vào điểm a khoản 24 Điều 1 Dự thảo Luật (sửa đổi, bổ sung các điểm a, b khoản 1 của Điều 35). Cụ thể, 91% số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh được phân bổ, giao dự toán hằng năm đến BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ sở khám chữa bệnh BHYT.

Trước đó, trong buổi sáng khi thẩm tra dự án Luật, bà Nguyễn Thuý Anh, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí việc bổ sung đối tượng tham gia BHYT, trách nhiệm đóng và phương thức đóng BHYT quy định tại dự thảo Luật.

Song bà Anh đề nghị Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật tiếp tục rà soát để bảo đảm thể hiện đầy đủ đối tượng đang tham gia BHYT theo quy định tại các văn bản pháp luật khác được thể hiện đầy đủ ở Điều 12 tại lần sửa đổi này. Tiếp tục rà soát, đối chiếu kỹ lưỡng để không làm giảm hay mất quyền lợi về hỗ trợ BHYT so với quy định hiện hành, không phát sinh bất công bằng giữa các đối tượng tham gia BHYT.

Rà soát cả các quy định liên quan đến BHYT trong các dự án Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Với các nhóm đối tượng mới, đề nghị đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện tác động đến ngân sách nhà nước, quỹ BHYT.

Với đối tượng tham gia BHYT là học sinh, sinh viên, Ủy ban này nhận thấy, chưa cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định này do đang thực hiện ổn định. Đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án tăng mức hỗ trợ đối với đối tượng này thay vì quy định cho phép lựa chọn phương thức đóng để giảm chi phí của gia đình tại Điều 13. Bên cạnh đó, cần rà soát, quy định về phương thức đóng BHYT với một số đối tượng mới được bổ sung cho phù hợp thực tiễn tại Điều 15.

Mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế

Đại biểu Trần Văn Tuấn - đoàn Bắc Giang cho hay, đến nay, Bộ Y tế chưa ban hành sửa đổi bổ sung kịp thời đầy đủ chi tiết hướng dẫn về chuẩn đoán điều trị, phác đồ điều trị cũng chỉ định hướng mà không quy định cụ thể dùng loại thuốc gì dẫn đến tình trạng áp dụng tuỳ tiện thuốc, sử dụng kỹ thuật cao trong điều trị gây gây lãng phí không cần thiết, ảnh hưởng đến BHYT. Nhất là chưa ban hành quy định về liên thông kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp X quang trong khám chữa bệnh dẫn đến tình trạng các cơ sở không công nhận kết quả khám chữa bệnh lâm sàng của nhau gây lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.

Ông Tuấn kiến nghị, cần quy định tổ chức BHYT có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT để tăng cường việc sử dụng quỹ chữa bệnh BHYT phải đúng đối tượng, mục đích, phòng chống lãng phí, trục lợi quỹ BHYT và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý Quỹ BHYT, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Chỉ rõ thực trạng cơ sở khám chữa bệnh BHYT có tình trạng người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, nhưng chưa quy định về trách nhiệm hoàn trả cho người bệnh như thế nào?, ông Tuấn đề nghị, quy định rõ việc các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế, người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả cho người bệnh số tiền họ đã mua thuốc, vật tư y tế trước khi họ ra viện và tổng hợp thanh toán với cơ quan BHXH và chịu trách nhiệm về hồ sơ đề nghị thanh toán là cần thiết để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bệnh có thẻ BHYT, tiếp cận dịch vụ y tế, giảm thủ tục hành chính, tránh tiêu cực có thể xảy ra dẫn đến những bức xúc cho người bệnh.

Đại biểu đề nghị quy định rõ việc các trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế, người bệnh phải tự mua thuốc theo chỉ định của thầy thuốc thì cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm hoàn trả cho người bệnh số tiền họ đã mua thuốc, vật tư y tế

Cùng với đó, bổ sung trách nhiệm của các cơ sở khám chữa bệnh trong việc đảm bảo đầy đủ kịp thời thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT trong phạm vi được hưởng.

Bà Huỳnh Thị Ánh Sương đề xuất thêm, cần mở rộng thanh toán một số dịch vụ y tế đảm bảo thực hiện và đáp ứng mong chờ của cử tri như thanh toán khám chữa bệnh và hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa, chuyển cơ sở khám chữa bệnh theo yêu cầu chuyên môn, hỗ trợ chi phí sử dụng máu, chế phẩm thuốc, thiết bị y tế.

Tuy nhiên, hiện nay xu hướng phát triển hoạt động khám chữa bệnh tại nhà của cơ sở y tế, và chữa bệnh y học gia đình theo quy định của Luật Khám chữa bệnh. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định BHYT chi trả đối với những trường hợp này.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc - đoàn Hoà Bình nêu vấn đề, tại Điều 21 sửa đổi, bổ sung đã quy định phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế gồm 10 khoản chi phí gồm: Chi phí cho sử dụng máu, chế phẩm máu, thuốc, thiết bị y tế, khí y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế, vật tư, dụng cụ, công cụ, hóa chất sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục, tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với 3 nội dung gồm thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế.

Tuy nhiên theo bà Ngọc, như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế mới chỉ quy định một phần trong các nội dung phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Còn các chi phí khác thì quy định như thế nào?. Văn bản số 1334 của Bộ Y tế cũng có giải trình rằng máu, chế phẩm máu sử dụng cho người bệnh không nằm trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và được thanh toán riêng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Do đó, đề nghị làm rõ căn cứ cũng như có quy định tối đa, tối thiểu về tỷ lệ thanh toán người tham gia được BHYT chi trả để đảm bảo quyền lợi và tính minh bạch trong phạm vi hưởng của người tham gia.

Khi thẩm tra dự án Luật, để giải quyết được căn cơ quyền lợi của bệnh nhân BHYT, Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cũng đề nghị, Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định tại khoản 4 Điều 31 cơ chế thanh toán thông qua bệnh viện hoặc trực tiếp cho người bệnh khi phải tự mua thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế như việc thanh toán chi phí dịch vụ cận lâm sàng quy định tại khoản 5 Điều 31.

Bên cạnh đó, đối với quy định về tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 32, Uỷ ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ có cơ chế để giải quyết căn cơ những vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thời gian qua.

Đề nghị sửa đổi về giải thích từ ngữ về giám định bảo hiểm y tế (BHYT), ĐBQH Quàng Thị Nguyệt - đoàn Điện Biên cho biết, thực tế thời gian qua cho thấy, hoạt động giám định BHYT là hoạt động kiểm tra, đối chiếu các yêu cầu thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT của cơ sở khám chữa bệnh BHYT, của người tham gia BHYT với các quy định của pháp luật về BHYT về khám chữa bệnh, các quy trình chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, danh mục dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế của Bộ Y tế và các quy định pháp luật liên quan để xác định chi phí khám chữa bệnh được thanh toán theo chế độ BHYT.

Việc “đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế”, “đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh” là chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn, hội đồng chuyên môn của ngành y tế nhưng giao cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thực hiện là không phù hợp.

Giải thích từ ngữ về “Giám định” và Quy định nội dung giám định BHYT trong Luật BHYT hiện hành là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều vướng mắc, bất cập, tồn tại kéo dài nhiều năm giữa cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh, làm chậm tiến độ thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Khi đánh giá tình hình thực hiện Luật BHYT, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và Uỷ ban xã hội của Quốc hội đều nêu nhiều vướng mắc phát sinh trong thực hiện công tác giám định BHYT, chủ yếu từ các quy định của pháp luật về “đánh giá chuyên môn y tế” giao cơ quan BHXH thực hiện.

Theo đó, đại biểu cho rằng, việc sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT trong Luật BHYT hiện hành (khoản 6 Điều 2, khoản 1 Điều 29) là vấn đề cấp bách, cấp thiết để khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT kéo dài nhiều năm qua, đặc biệt là trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, đồng thời, để đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm y tế

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Việt Nam cam kết phát huy vai trò tích cực, có trách nhiệm trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Bộ Ngoại giao: Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong kỷ nguyên mới

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về vụ việc công dân Việt bị sát hại tại Singapore